Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Mẹ là cô giáo tuyệt vời nhất của đời tôi'

"Tôi sang Mỹ học từ năm 14 tuổi. Mẹ nói con gái cũng phải tự lập và tìm kiếm thành công, không an phận. Lời dạy đó là hành trang quan trọng mẹ gửi gắm nơi tôi", Hà Giang viết.

Khi còn nhỏ, tôi được chứng kiến mẹ mình - một giáo viên dạy toán cấp 2 – lặng lẽ với công việc dạy kèm miễn phí cho học sinh thiệt thòi. Những đêm Giáng sinh, bà cải trang thành ông già Noel mang quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc chia sẻ những phần thưởng của mình cho những đồng nghiệp gặp khó khăn.

Cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà (giữa)
Cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà. Ảnh: NVCC.

Mẹ tôi là cô giáo tận tụy với nghề. Ngoài việc làm giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Đống Đa (Hà Nội), bà thường xuyên đi dạy thêm theo lời mời của nhiều phụ huynh. Những lúc không đứng trên bục giảng, bà miệt mài với những ý tưởng đổi mới phương pháp dạy học.

Từ năm 2000 đến nay, cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà hai lần nhận giải "Giáo viên sáng tạo" của Microsoft , giải nhất đồ dùng dạy học toàn quốc cho phần mềm "Hình học lớp 7" và là 10 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu nhận giải "Sáng tạo nữ" năm 2008. Ba lần đối mặt với tử thần nhưng cô vẫn vượt qua những đau đớn của bệnh tật và đóng góp cho nghề dạy học.

Ấn tượng của tôi về mẹ, không phải là những tấm giấy khen giáo viên dạy giỏi, đôi lần tên mẹ xuất hiện trên báo, hay những phóng sự về bà, mà là một tinh thần lao động sáng tạo và học hỏi không ngừng.

Dù không biết tiếng Anh hay tin học, cái mà thời xưa không được học ở trường, mẹ tôi vẫn tự tìm ra giải pháp ​cho những vấn đề khúc mắc khi dạy học.

Thấy đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, mẹ tự sắm máy chiếu mang lên lớp để dạy. Bà cũng xin nhà trường được dạy thêm miễn phí phần mềm vào tiết 3, 4 cho học sinh thứ năm hàng tuần.

Tuổi thơ tôi chứng kiến những lần mẹ dắt học sinh về nhà kèm cặp cả buổi. Hỏi ra mới biết đó là những bạn học kém nhưng có quyết tâm học tập. Mẹ nói giáo viên giỏi mà chỉ dạy học sinh giỏi thì đâu có gì đáng kể. Bà luôn tâm niệm không được bỏ rơi những học sinh cần sự giáo dưỡng.

Nhiều lứa học trò mang tiếng nghịch đều được cô Hà rèn nên người. Có học sinh gia đình bất lực, chấp nhận cho con ở lại lớp 9 vì lười học, đua đòi, để năm sau thi lại. Mẹ tôi lại chủ động mời đến nhà ở, đưa đón con họ đi học để dạy dỗ. Học trò đó thi đỗ lớp 10, lên cấp 3 trưởng thành còn là cán bộ lớp.

Thế nhưng, cũng trong thời gian hăng say làm việc, sức khỏe của mẹ ngày càng yếu đi. Bà phải trải qua 3 lần phẫu thuật từ năm 2003 đến 2006. Lần thứ ba lên bàn mổ là khi bà phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư.

Lần đó mẹ đã giấu tôi. Mẹ vẫn bình tĩnh hỏi bác sĩ xem còn bao nhiêu thời gian để sống, phải phẫu thuật và xạ trị ra sao. Cuộc sống của mẹ vẫn tiếp diễn một cách lạc quan và yêu đời. Thậm chí, khi đang điều trị tại bệnh viện, biết tin sắp có cuộc triển lãm thiết bị dạy học, mẹ xin bác sĩ cho điều trị lúc 5h sáng để kịp tham gia ngày khai mạc, vì bà lại là người thuyết minh cho sản phẩm của mình đại diện cho quận tham dự.

Điều tôi học được ở mẹ là dù khó khăn đến mấy vẫn phải biết yêu quý bản thân. Mẹ luôn giữ thói quen ăn mặc đẹp, đầu tóc gọn gàng, nấu ăn ngon, biết xem tranh, nghe nhạc cổ điển. Bà dạy tôi người phụ nữ Việt Nam không chỉ có đức hy sinh mà phải biết hưởng thụ chính đáng và tự tạo cuộc sống hạnh phúc cho mình.

Cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà và con gái. Ảnh: NVCC.

“Học tập là việc suốt đời con ạ”, đó cũng là cậu nói của mẹ mà tôi ghi nhớ nhất. Bước sang tuổi 60, mẹ vẫn cặm cụi học cách dùng các phần mềm tin học như photoshop, flash, power point để phục vụ giảng dạy. Có lần 12h đêm, mẹ gọi điện từ Việt Nam để nhờ tôi chỉ cách làm power point bài giảng.

Bà muốn tự học, dứt khoát không nhờ người làm hộ. Mẹ còn học thêm tiếng Anh. Từ khi tôi du học, Mẹ cũng thường hỏi tôi về cách truyền đạt kiến thức của thầy cô giáo ở Mỹ.

Năm 14 tuổi, tôi tạm dừng những năm tháng sống bên mẹ để lên đường du học. Đó cũng là  lúc tôi đủ lớn để nhận ra những bài học tốt đẹp mẹ dành cho mình. Tôi đã nói với bản thân rằng, giúp đỡ người khác là cách duy nhất để có được một sự nghiệp viên mãn.  

Cô giáo tiếng Anh nổi tiếng trên Facebook

Facebook của cô giáo trẻ Vũ Thị Mai Phương có gần 100.000 lượt theo dõi và gần 5.000 bạn bè. Nhiều học sinh gọi cô bằng cái tên trìu mến là "cô giáo Facebook".

Hơn 7 năm du học với 2 suất học bổng, Nguyễn Đỗ Hà Giang là cử nhân ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Hendrix, Mỹ.

Tháng 5/2015, sau khi tốt nghiệp, cô được nhận ngay vào vị trí phụ trách marketing và chiến lược khách hàng của Phone2Action, một công ty công nghệ với nhiều giải thưởng về ý tưởng sáng tạo tại thủ đô Washington, Mỹ.

Giang say xưa với những chiến dịch vận động xã hội như quyên tiền ủng hộ người dân bị thiên tai ở Indonesia, Haiti. Cô từng làm việc ở tổ chức vận động quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT, nghiên cứu chính sách xã hội cho tổ chức Roosevelt...

Nữ du học sinh và chiến dịch chống buôn người

Nguyễn Đỗ Hà Giang du học Mỹ từ khi 14 tuổi. Cô vừa tốt nghiệp đại học và rất đam mê công việc của những chiến dịch vận động xã hội giúp đỡ người nghèo.

Nguyễn Đỗ Hà Giang

Cựu sinh viên Đại học Hendrix, Mỹ

Bạn có thể quan tâm