Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng ít sữa?

Ít sữa là vấn đề hầu như người mới sinh nào cũng lo ngại. Bằng các giải pháp đúng, mẹ có thể khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ít sữa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời mà còn tác động đến tâm lý của mẹ. Vậy khi mẹ ít sữa, phải làm sao để cải thiện?

Dấu hiệu và nguyên nhân mẹ ít sữa

Để biết mình có đủ sữa cho bé hay không, mẹ có thể dựa vào một số yếu tố như lượng phân, lượng nước tiểu bé thải ra, biểu hiện của bé sau khi bú, cách bé bú hoặc cân nặng của bé.

Nếu mỗi ngày mẹ thay ít hơn 5 lần tã có phân của bé (trong giai đoạn sơ sinh), thì có thể bé chưa được bú đủ sữa. Mẹ có thể yên tâm vào nguồn sữa của mình nếu mẹ thay từ 8 đến 10 lần tã ướt mỗi ngày. Ngoài ra, nước tiểu của bé được bú đủ sữa thường trong suốt hoặc chỉ có màu vàng nhẹ.

Trong quá trình cho bú, nếu bé có biểu hiện mút và nuốt chậm rãi, đó là do sữa mẹ về nhiều. Còn sau khi bú xong, bé vẫn khóc và cáu kỉnh thì có thể do mẹ ít sữa nên bé vẫn còn đói bụng.

Một dấu hiệu khác là cân nặng của bé. Trung bình trong tháng đầu, bé sẽ tăng khoảng 1 kg và tiếp tục tăng cân ở các tháng tiếp theo. Nếu bé không lên cân hoặc lên cân ít, mẹ cần kiểm tra lại nguồn sữa của mình.

Lactamom anh 1

Nếu bé vẫn khóc và cáu kỉnh sau khi bú thì có thể là do mẹ ít sữa.

Tình trạng ít sữa có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ được sản sinh theo cơ chế cung cầu, nghĩa là cho bé bú càng nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Việc kết hợp cho con uống sữa mẹ và sữa công thức sẽ làm giảm nhu cầu bú sữa mẹ ở bé, vì thế sữa mẹ cũng ít đi.

Một nguyên nhân khác là không cho bú thường xuyên. Các chuyên gia khuyên nên cho bé bú 2 giờ/lần và thực hiện liên tục trong những ngày đầu tiên. Nếu thời gian giữa các lần bú kéo dài hơn 2 tiếng, cơ thể mẹ không nhận được tín hiệu phải sản xuất thêm sữa, lượng sữa sẽ ít dần đi.

Thời gian cho bú quá ngắn cũng có thể gây ra tình trạng ít sữa. Theo đó, trẻ sơ sinh nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng 20 phút/lần bú. Nếu cho bé bú ít hơn thời gian này, nguồn sữa trong bầu ngực sẽ không cạn, trong khi cơ thể chỉ phát tín hiệu để sản xuất thêm khi ngực mẹ đã cạn sữa.

Mẹ ít sữa nên làm gì?

Dù việc chăm con những ngày đầu sẽ rất vất vả, nhưng mẹ cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Có vậy, mẹ mới ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, tiếp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và tăng nguồn sữa cho bé.

Một phương pháp đơn giản khác là cho con bú đúng cách. Quá trình da tiếp da giữa mẹ và bé sẽ làm cơ thể sản xuất thêm các hormone có lợi cho quá trình tiết sữa. Do đó, bạn nên cho cho bé bú đến khi cạn sữa và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đặc biệt, mẹ hạn chế cho bé dùng núm vú giả.

TS.BS.TTƯT Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết: “Không chỉ tốt cho bé, việc cho con bú bằng sữa mẹ còn giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, và là sợi dây gắn kết tình mẫu tử. Vì vậy khi có dấu hiệu thiếu sữa, mẹ cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục kịp thời”.

Lactamom anh 2

Mẹ nên cho con bú đúng cách và đều đặn.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa cũng là cách làm hữu hiệu được các mẹ truyền tai nhau. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ: “Mẹ có thể tham khảo các loại cốm lợi sữa, với thành phần được chiết xuất từ thảo dược, thúc đẩy sản sinh phytoestrogen và prolactin một cách tự nhiên, giúp tăng tiết sữa và hỗ trợ lợi sữa cho sản phụ”.

Theo BS CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm lợi sữa chứa hoạt chất chiết xuất từ cao thì là - cao hồi với estrogen, tác động lên tuyến yên, tiết prolactine kích thích tạo sữa.

Không chỉ có chiết xuất cao thì là - cao hồi, cốm lợi sữa Lactamom còn chứa bột cao mạch nha - lúa mạch, cung cấp beta-glucan vốn là một polysaccharide giúp tăng nồng độ prolactine. Bột rong biển trong cốm hỗ trợ cung cấp canxi và i-ốt tự nhiên, giúp trẻ phát triển trí não, thể chất, cũng như làm giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ.

Đặc biệt, vì có nguồn gốc thảo dược nên cốm lợi sữa Lactamom không gây tác dụng phụ. Mẹ có thể sử dụng ngay sau khi sinh cho đến hết giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Do đó, trong mùa dịch bệnh cần hạn chế tiếp xúc và đi lại, cốm lợi sữa Lactamom là lựa chọn phù hợp để mẹ có thể cải thiện tình trạng ít sữa một cách hiệu quả và an toàn tại nhà.

Mẹ có thể mua cốm lợi sữa Lactamom tại tất cả hiệu thuốc trên toàn quốc, hoặc đặt hàng sản phẩm chuyển đến tận nhà qua fanpage Cốm lợi sữa Lactamom. Nếu có thắc mắc nào xoay quanh việc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc về việc sử dụng sản phẩm, các mẹ có thể gọi đến tổng đài 18001248 để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Nhà phân phối: Công ty Cổ phần Gonsa, lô F14-2-2 và F14-2-3, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chon noi y bau sao cho dung? hinh anh

Chọn nội y bầu sao cho đúng?

0

Từ tuần thứ 12 của giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi rõ rệt. Đây là lúc mẹ cần đầu tư những món nội y vừa vặn, tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ và bé.

Diệp Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm