Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Mẹ tin tưởng con chứ ạ?'

Trượt đại học là một trong những trải nghiệm đau đớn, thất vọng nhất cuộc đời, nhưng đây không phải là thời điểm để buồn chán và sống thu mình. Cùng nghe tâm sự một bạn trượt ĐH.

“Con thi đại học. Con chưa ngồi nóng ghế phòng thi thì lòng mẹ đã sôi lên, cồn cào ruột gan lúc đứng đợi con ngoài cổng.

Con trượt đại học. Con càng bình tĩnh, thản nhiên thì mẹ càng lo âu. Bao nhiêu gợi ý ĐH, CĐ cho NV 2 mà mẹ đưa ra đều bị con lần lượt gạt bỏ.

Con bảo: “Mẹ đừng kỳ vọng vào con nữa. Hãy để con được tự do làm những gì con thích và sống theo đúng những điều con mong ước…”

Mẹ vừa bực mình vừa xót xa: Ừ thì con sẽ được tự do… Mẹ sẽ không kỳ vọng vào con nữa”.

Tôi đã đọc đi đọc lại những dòng viết đó trên một diễn đàn… Hẳn chị cũng từng như tôi lúc này - con trượt đại học. Dẫu vậy, nỗi buồn và sự hụt hẫng của tôi, của chị vẫn không lớn bằng nỗi thất vọng khi những định hướng của mình lần lượt bị con gạt bỏ, bởi mẹ không kỳ vọng vào con thì còn kỳ vọng vào ai?

Tôi hiểu những xáo trộn, băn khoăn trong lòng chị bởi mùa thi năm ngoái, tôi cũng từng nằm trong trường hợp tương tự. Một tuần sau khi nhận giấy báo kết quả đại học, tôi và chồng đã có một buổi nói chuyện rất lâu với con trai. Để buổi trò chuyện ấy không có những đụng độ với con, trước đó tôi và chồng đã ngồi lại với nhau, tự nhủ phải dằn xuống những hoang mang trong lòng.

Tôi cũng biết, chuyện chủ động đề nghị nói chuyện với bố mẹ là điều không dễ dàng gì với một đứa trẻ "cứng cỏi” như con mình. Nhưng qua hành động đó, tôi biết con mình bắt đầu trưởng thành khi đối diện với sự lựa chọn nghề nghiệp.

Lẽ ra tôi phải phát hiện ra con mình không thích ngành Kinh tế ngay từ đầu. Con thừa hiểu kỳ thi đại học (ĐH) không dễ với sức mình, vì vậy con đã chuẩn bị tinh thần cho bố mẹ ngay từ đầu bằng những câu nói bâng quơ trong bữa cơm như: “Đề thi năm trước khó quá, con làm thử thấy điểm tệ quá!”; “Nếu không được, con sẽ chọn học ngành Multimedia để trở thành một graphic designer...”.

Không phải tôi không hiểu niềm đam mê của con là được trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp. Nhưng theo hình dung của tôi thì Multimedia là một ngành có tương lai bấp bênh. Công việc của ngành này gắn liền với mỹ thuật nên không mang tính ổn định lâu dài. Thế nên tôi đã gạt đi ước mơ của con và tự thuyết phục mình rằng: “Kệ, rồi con sẽ hiểu thôi”.

Không được ba mẹ đồng ý cho học ngành Multimedia, con chỉ có cách tự mày mò lên mạng tìm hiểu, kết bạn và chia sẻ những người bạn đam mê. Tôi biết đó là món ăn tinh thần của con, khi con muốn giải trí bằng cách làm điều mà mình yêu thích trong thời gian rảnh rỗi, nhưng tôi không thể không càu nhàu: “Học không lo học, lo vẽ vời không đâu”.

Phải học, phải thi môn mình không thích đã biến con thành người khác. Con ít cười hơn, lúc nào cũng uể oải, chán ngán. Con đã phải gồng mình cho từng bài kiểm tra, từng kỳ thi thử. Đừng nói là các ngày trong tuần, kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật con cũng phải ngồi ôn luyện miệt mài… Để rồi, khi con mình nhận được kết quả báo thi, tôi thấm thía rằng những kỳ vọng của mình đã làm lãng phí biết bao thời gian và công sức của con.

Cũng may mắn là sự lãng phí ấy đã dừng lại đúng lúc. Sau khi được ba mẹ trao quyền tự do quyết định nghề nghiệp theo sở thích, con tôi đã đăng ký học ngành Multimedia tại FPT Arena và chứng minh rằng sự lựa chọn của mình là đúng. Sau hai năm học, cháu nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với niềm đam mê. Hơn nữa, những chiến dịch săn đầu người tài giỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tạo điều kiện cho những sinh viên ngành Multimedia như con tôi có cơ hội làm thêm, cọ xát thực tế, kiếm thêm thu nhập ngay từ lúc đang học…

Khi viết những dòng này, tôi muốn chia sẻ những hoang mang, xáo trộn đang hiện hữu trong lòng những người mẹ có con trượt đại học. Tình yêu thương và sự lắng nghe và tin tưởng là cách tốt nhất giúp chúng ta cùng con đi qua nỗi buồn.

Và với những bạn trẻ đang chuẩn bị bày keo khác với ngành Multimedia sau kỳ vượt vũ môn vừa qua, có lẽ từ ngày hôm nay, bạn nên nói với mẹ: “Mẹ cứ kỳ vọng vào con, nhưng đừng tạo nên sức ép mang tên ĐH. Con có thể thành công với niềm đam mê và sáng tạo của mình. Mẹ hãy tin vào con”.

Tư liệu: FPT

Bạn có thể quan tâm