Ở Việt Nam, xe ôtô vẫn được coi là tài sản giá trị chỉ đứng sau nhà đất. Vì vậy, với nhiều người, việc mua được dù là xe đã qua sử dụng cũng là nỗ lực rất lớn. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp những người mua xe cũ nhận biết và kiểm chứng được loại xe đã qua tai nạn.
1. Kiểm tra lịch sử của xe
Một động tác không thể thiếu khi mua xe cũ là cố gắng nắm thông tin về chiếc xe một cách đầy đủ nhất có thể. Kiểm tra đăng ký xe (cà vẹt), đăng kiểm để biết nó đã qua mấy đời chủ. Bạn cũng nên yêu cầu chủ xe cung cấp các thông tin hồ sơ bảo hiểm vật chất (nếu mua) để nắm rõ các báo cáo tai nạn nhằm loại bớt thiệt hại phát sinh về sau.
2. Kiểm tra các vết nứt, xước trên vỏ xe
Kiểm tra cả hai đầu trước và sau của chiếc xe và tìm kiếm bất kỳ vết nứt, xước hoặc các vị trí nghi ngờ vá víu. Chắn bùn và cản trước/sau là những bộ phận dễ chịu tổn thương nhất trong các va chạm đâm đụng và chúng thường làm bằng các vật liệu composite nhẹ hoặc nhựa. Vì thế, mắt thường có thể đánh giá được tình trạng sử dụng qua các vết thương hở này.Ở những xe va chạm đã qua “mông má”, dù kỹ thế nào nhưng các vị trí dễ tố cáo xe không còn nguyên vẹn là ở mép cuối phần gá nối xuất hiện các vệt sơn không đều, kém nhẵn nhụi.
3.Kiểm tra kính chắn gió
Xem xét tất cả các cửa sổ và kính chắn gió phía trước và phía sau xe để nhận định về khả năng đã xảy ra va chạm mạnh hay không. Lưu ý ở bất kỳ các dấu hiệu có vết mài, nứt hoặc độ lỏng lẻo khi tác động lực nhẹ vào. Các yếu tố này có thể chỉ ra rằng chiếc xe đã từng bị va chạm và sửa chữa hoặc lâu không được bảo dưỡng kỹ càng.
4. Đánh giá đường nét cơ thể của chiếc xe
Cúi xuống thấp và ghé mắt nhìn vào các đường chỉ chạy dọc thân xe. Các dòng này cần được thẳng và thậm chí ở tầm mắt quan sát, sơn của chiếc xe phải phản ánh màu sắc một cách bình thường. Một dòng không đều hoặc phản ánh méo mó có thể được suy luận là chiếc xe đã được sửa chữa phần vỏ, với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
5. Kiểm tra tay nắm cửa và khoảng trống ở mép
Các mép cửa ra vào dễ dàng tố cáo chiếc xe đã từng qua “spa” hoặc bị sử dụng bởi một người chủ ít nâng niu. Quan sát kỹ phần giao của mép cửa và cột chống. Nếu xe bình thường thì khoảng trống cần phải thẳng và thậm chí đều tăm tắp khi so chiều rộng từ trên xuống dưới . Một chiếc xe đã có thiệt hại do tai nạn sẽ có những khoảng trống không đồng đều do gò lại không đều như dập máy hoặc cửa xe đã được thay mới. Ngay cả tiếng sập khác nhau ở từng vị trí cửa cũng đáng nghi ngờ.
6. Cảm nhận sự liền lạc bằng tay
Xoa lòng bàn tay của bạn xuống bề mặt các tấm cản trước và sau, xung quanh các góc, gờ nối mép hoặc gờ của hốc bánh xe. Một chiếc xe có tai nạn dù sửa chữa nhưng sẽ vẫn có những điểm không đồng nều và bằng sự nhậy cảm của đôi bàn tay, chúng ta sẽ cảm nhận được điều gì đó không hợp lý.
7. Kiểm tra các dấu kẹp, nâng
Dấu kẹp, vết tỳ xung quanh khung của ôtô có thể tố chiếc xe đã có mặt trên một khung máy nâng hoặc bộ tỳ, ê-tô một thời gian dài nên mới để lại các dấu hiệu này. Từ đó, có thể suy luận một chiếc xe phải bị thiệt hại nặng nề mới cần yêu cầu sửa chữa lâu như vậy.
Xe nếu bị hư hỏng nặng thường được đưa lên các bàn nâng, tù khung vào các tay đòn nên ở các mép khung, sát-xi dễ để lại dấu vết |
8. Tìm kiếm dấu vết sơn lại
Quan sát kỹ dọc theo các cạnh cửa của ôtô và các vị trí dễ va chạm nhất như gần hốc bánh xe, mũi xe, mép đèn hậu hoặc các khu vực màu sơn không đồng đều theo mức độ đậm nhạt. Ngoài ra, ở những vết xước quan sát được lớp sơn màu khác bên dưới cũng có thể cho rằng chiếc xe đã được sơn lại sau tai nạn hoặc sơn đắp vị trí hư hỏng.