Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mớ hỗn độn nhà báo Australia gặp ở Italy

Tình trạng quá tải, sân bay kẹt cứng, giá cả đắt đỏ, dịch vụ tệ đang khiến hình ảnh du lịch của Italy giảm sút nghiêm trọng.

Du khách chụp ảnh selfie tại đài phun nước Trevi ở Rome.

Trong chuyến du lịch Venice (Italy) vào tháng 6, Brian Johnston, cây viết của Sydney Morning Herald, đã dành 3 giờ ngồi chờ trên máy bay. Sân bay của một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới không có đủ nhân viên bốc xếp hành lý.

Hơn thế nữa, hành khách phải chen chúc cả tiếng đồng hồ chen chúc trong hành lang để đợi xe buýt đón vì không có tài xế. Khi một phụ nữ giận dữ yêu cầu lời giải thích, đại diện hãng hàng không chỉ quay lưng phớt lờ.

Nhiều du khách đã phàn nàn về tình trạng quá tải khi đến thăm đất nước hình chiếc ủng cộng với dịch vụ kém chất lượng, đồ ăn đắt đỏ.

Năm 2022, Italy thu hút 50 triệu lượt khách, đứng thứ 5 thế giới. Nhưng tỷ lệ khách so với dân số (59 triệu người) không đưa Italy vào top 20 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Iceland đứng đầu danh sách với 6,6 du khách trên mỗi người dân, Malta xếp vị trí thứ hai với 5,3. Nói một cách tương đối, Singapore thậm chí còn có lượng khách gấp đôi so với quốc gia nằm ở phía nam châu Âu và có 3 mặt giáp biển Địa Trung Hải.

Theo Johnston, vấn đề thực sự nằm ở chỗ Italy có cơ sở hạ tầng du lịch và hoạt động kinh doanh quản lý kém, chính sách đưa ra không phù hợp. Các nhà chức trách chưa thực sự nỗ lực trong việc giải quyết những rắc rối của ngành công nghiệp chiếm hơn 1/10 GDP.

Kết quả là 1/3 lượng khách bị nhồi nhét vào tháng 7 và tháng 8, tập trung ở các điểm đến phía bắc, trong khi phía còn lại tương đối thưa thớt. Du khách được đổ dồn vào con đường ở Venice và thị trấn Tuscan.

du lich italy anh 1

Khách du lịch chen chúc trên Bậc thang Tây Ban Nha ở Rome. Ảnh: iStock.

Không chỉ vậy, hòn đảo Sicilia (Palermo) vốn nổi tiếng với sự bình yên cũng chật kín người nhờ xuất hiện trong một bộ phim. Ông Jenn Rice, một nhà báo và nhà tư vấn thương hiệu ở Bắc Carolina (Mỹ), mô tả nơi này “hoàn toàn điên rồ”. Mọi người tràn ra đường như lễ hội Mardi Gras (Thứ ba béo).

Thành phố Rome từng phải thực hiện các biện pháp như hạn chế tiếp cận đài phun nước Trevi và không cho phép ngồi trên Bậc thang Tây Ban Nha.

Vào tháng 6/2022, một du khách người Mỹ cũng đã bị cấm tham quan suốt đời sau khi gây thiệt hại 26.000 USD tại di tích này.

Lượng khách du lịch đóng góp hơn 200 tỷ euro (327 tỷ USD) cho nền kinh tế hàng năm nhưng Italy lại không cung cấp đủ băng ghế công cộng, không gian dã ngoại hoặc nhà vệ sinh miễn phí.

Những khoản phí, tiền phạt và hạn chế gia tăng đang đặt gánh nặng lên vai du khách hơn là các doanh nghiệp kiếm lợi từ ngành công nghiệp không khói.

Italy được biết đến với nghệ thuật, kiến ​​trúc, quảng trường và pizza. Nhưng nếu gọi một chiếc pizza trên phố với giá khoảng 30 USD, khách du lịch sẽ sớm thất vọng vì được phục vụ bởi một nhân viên thờ ơ.

Ngoài ra, việc tính phí dịch vụ không kiểm soát vào hóa đơn tại một số nhà hàng cũng là lý do khiến nhiều người ngao ngán.

“Trong vài lần tới châu Âu gần đây, tôi đã rút ngắn thời gian ở Italy để tham quan nơi khác lâu hơn. Tôi bực bội với những vụ lừa đảo và phải trả số tiền quá cao cho món mì tệ”, Johnston chia sẻ.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Hối hận vì làm đẹp ở phố thẩm mỹ nổi tiếng nhất London

Không chỉ trải qua nỗi đau kinh khủng khi sửa mũi, Millie Taylforth (22 tuổi) còn mất khoảng 27.000 USD cho các thủ thuật "dao kéo" kém uy tín khác.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm