Trẻ cần được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh. Ảnh minh hoạ: Freepik. |
Viêm gan B là bệnh gây viêm, hoại tử tế bào gan cấp và mạn tính, rất dễ lây nhiễm. Việt Nam là nước có số người mắc bệnh viêm gan B cao trên thế giới, đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu cần được tiêm vaccine viêm gan B.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho hay virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, mục đích chính của việc tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ. Đồng thời, vaccine sẽ bảo vệ trẻ khỏi virus viêm gan B ở xung quanh.
Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ, có thể xảy ra các phản ứng như quấy khóc do đau tại vết tiêm, vết tiêm tấy đỏ, sưng. Trẻ có thể sốt nhẹ trên 37,7 độ C, hoặc bị sốc phản vệ sau tiêm, đây là trường hợp hy hữu.
Khoảng thời gian sau sinh, mẹ và bé sẽ được chăm sóc tại bệnh viện. Do đó khi tiêm vaccine trẻ được theo dõi sát, khi có bất kỳ phản ứng nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng can thiệp và xử lý.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh mạn tính, từ đó dẫn đến xơ gan, ung thư gan... lên tới 90%. Trong số đó, tỷ lệ trẻ tử vong rất cao, chiếm khoảng 25%. Đó là lý do trẻ cần được tiêm vaccine viêm gan B càng sớm càng tốt.
Nếu tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, khả năng trẻ miễn dịch với virus viêm gan B lây truyền từ mẹ là khoảng 85-90%. Nếu tiêm muộn hơn, mức độ miễn dịch sẽ giảm dần theo từng ngày. Đến ngày thứ 7, việc tiêm này gần như không còn tác dụng.
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng
"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.