Ăn nhiều trứng vịt lộn có nguy cơ nào?
TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết hai quả trứng vịt lộn có năng lượng tương đương với lưng bát cơm (110 g), trong đó lượng đạm và lượng lipid cao không phù hợp với người thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, chỉ cần ăn 1 quả trứng vịt lộn/ngày là cung cấp đủ nhu cầu vitamin A cho người lớn và hơi thừa đối với trẻ em. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol của trứng vịt lộn cũng khá cao (600 mg/100 g). |
Trứng vịt lộn trước khi sử dụng cần:
Theo bác sĩ Nga, trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín. Bạn không không dùng trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm, vì sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng sức khỏe. |
Hành động khi làm món trứng gà nướng có thể gây bệnh:
Tiến sĩ Bùi Nguyên Kiểm, nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, cho hay vỏ trứng có nhiều lỗ hổng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy. Hơn nữa, chúng thường bị dính phân gà, chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Quá trình đục lỗ rất dễ khiến vi trùng đột nhập vào bên trong, nguy cơ nhiễm độc đường tiêu hóa rất cao. |
Điều gì xảy ra khi ăn phải trứng nướng không đảm bảo vệ sinh?
TS Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, cho biết món trứng gà nướng nếu ăn phải loại không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm khuẩn trong khi chế biến sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Người ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy. |
Thịt xiên nướng có nguy cơ nhiễm loại khí độc nào?
Trong quá trình nướng với nhiệt độ cao, chất béo từ thực phẩm chảy xuống ngọn lửa bên dưới, kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng. Dầu mỡ cháy tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư. PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói. |
Khi ăn món thịt xiên nướng phải loại bỏ hết phần này:
TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, nhấn mạnh khi ăn món ăn nướng phải loại bỏ hết những phần bị cháy xém vì là chỗ chứa nhiều chất độc nhất. Đặc biệt, bạn không nên “nghiện” món này mà chỉ nên ăn hạn chế, mỗi tuần không quá 2 lần. |
Chân gà là món ăn ít đem lại giá trị dinh dưỡng?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho hay chân gà là món ăn ít đem lại giá trị dinh dưỡng. Chân gà chủ yếu toàn da, có hàm lượng chất béo tùy vào kích cỡ của nó. Nếu ăn quá nhiều chân gà có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao. |
Cần thận trọng khi ăn loại chân gà này:
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chân gà vỉa hè thường được tẩm ướp, chế biến ở nhiệt độ cao và trở thành những món ăn thơm ngon. Chính vì vậy, người ăn không thể nhận biết được độ tươi hay các mùi hôi thối của nó. Thông thường, hóa chất hay được dùng tẩm ướp là những chất rất độc như formanyl và formandehyt - không được phép dùng làm phụ gia thực phẩm. |
Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm trong thịt, chân gà:
Thịt gà có thể bị ô nhiễm do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, chế biến không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chín. Các vi khuẩn thường gặp là Ampylobacter, Salmonella và Clostridium perfringen. Người bệnh gặp các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, khó chịu dạ dày, tiêu chảy, sốt, chuột rút ở bụng. Những triệu chứng này xuất hiện ít nhất vài giờ sau ăn. |