Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Món ăn rẻ nhất Hàn Quốc cũng tăng giá

Những món ăn có giá rẻ nhất tại Hàn Quốc như cơm cuộn, mỳ ăn liền giờ cũng đắt hơn, dù chỉ được bán trong cửa hàng tiện lợi.

Sau kỳ nghỉ lễ Chuseok (Trung thu), người Hàn Quốc lại đối mặt với nhiều nỗi lo về gánh nặng tài chính hơn, theo Korea Herald.

Với lạm phát không có dấu hiệu giảm bớt, ngay cả những thực phẩm có giá rẻ nhất ở Hàn Quốc như gimbap cũng đang tăng giá. Giá trung bình của món ăn truyền thống này ở Seoul đã tăng 2,6%, vượt mốc 3.000 won (2,2 USD) vào tháng 8, so với một tháng trước đó, theo dữ liệu từ Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc.

do an han quoc anh 1

Nhân viên văn phòng ăn trưa tại cửa hàng tiện lợi ở Seoul, Hàn Quốc hôm 24/6. Ảnh: Reuters.

Với các bữa ăn tại nhà hàng, thịt lợn là mặt hàng tăng giá nhiều nhất, từ 18.056 won lên 18.364 won cho khẩu phần 200 gr. Món canh kim chi ăn kèm cơm cũng lên giá nhẹ, trung bình 1%, lên 7.500 won.

Một món ăn bình dân khác là mỳ tương đen, vẫn giữ nguyên giá vào tháng 7 (6.300 won), nhưng chứng kiến mức tăng giá lớn nhất so với năm ngoái.

Loại mỳ ăn liền phổ biến có tên Ramyeon ở nước này cũng không tránh khỏi dòng xoáy này.

Nongshim, nhà sản xuất mỳ Ramyeon hàng đầu của đất nước, gần đây cho biết họ sẽ tăng giá trung bình của 25 loại mỳ ăn liền khác thêm 11,3% kể từ sau Trung thu.

do an han quoc anh 2

Bữa trưa ở cửa hàng tiện lợi, vốn là cách thức ăn uống bên ngoài tiết kiệm nhất ở xứ kim chi, giờ cũng có khả năng gây "đau ví" cho người dân nước này. Ảnh: Korea Times.

Một nhà sản xuất khác là Paldo cũng công bố kế hoạch tăng giá mỳ Ramyeon trung bình 9,8% bắt đầu từ ngày 1/10, với lý do chi phí nguyên liệu và hậu cần tăng. Các nguồn tin trong ngành cho biết những cái tên nổi tiếng khác bao gồm Ottogi và Samyang nhiều khả năng cũng tăng giá sau kỳ nghỉ lễ Chuseok.

Số liệu thống kê của Hàn Quốc cho thấy chi phí ăn uống trung bình đã tăng vọt 8,8%, một con số cao kỷ lục kể từ tháng 10/1992.

Park Na-yeon, một nhân viên cổ trắng 32 tuổi, cho biết: “Mọi thứ đều trở nên quá đắt đỏ, ngoại trừ tiền lương của tôi. Tôi phải trả khoảng 8.000-9.000 won để ăn Ramyeon và gimbap những ngày này. Tôi có thể hiểu tại sao mọi người lại phát cuồng vì món gà giảm nửa giá".

Các chuỗi siêu thị đang quảng cáo món gà rán sẵn với giá dưới 10.000 won để cạnh tranh, tạo ra một đợt "mở cửa hàng". Đây là một thuật ngữ ở Hàn Quốc, dùng để chỉ thời điểm khách hàng ghé vào mua ngay khi cửa hàng mở cửa để có được món hàng mong muốn.

do an han quoc anh 3

Giống nhiều quốc gia khác, chính phủ và người dân Hàn Quốc cũng đang đau đầu đối mặt với tình trạng giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt. Ảnh: AFP.

Giữa lúc giá thực phẩm tăng vọt, nhiều hãng gà rán Hàn Quốc “lội ngược dòng” giảm giá mạnh để tạo cơn sốt, song hiệu quả của chiến dịch này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Món gà có tên “Dangdang" được bán với giá chỉ 6.990 won/hộp, đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội, khi nhiều người chia sẻ nỗ lực chờ đợi để mua được món ăn này. Một người thậm chí còn chào bán Dangdang trên cửa hàng đồ cũ trực tuyến

Tiếp đó, các món như pizza, thịt heo chua ngọt cũng được giảm 50% tại các siêu thị lớn ở Hàn Quốc như Lotte Mart, Home Plus.

Năm nay đánh dấu lần đầu tiên người dân Hàn Quốc cần bỏ ra hơn 300.000 won để mua sắm thực phẩm cho lễ Chuseok, tăng 6,8% so với năm ngoái, theo một cuộc khảo sát của Công ty Thương mại Thực phẩm và Nông, Thủy sản Hàn Quốc về giá cả của 28 mặt hàng tại 18 chợ truyền thống và 27 nhà bán lẻ lớn trên cả nước.

Bán bánh Trung thu quá đắt cũng bị phạt ở Trung Quốc

Theo quy định mới, những bên sản xuất hoặc bán bánh Trung thu xa xỉ với mức giá "trên trời" sẽ bị cơ quan chức năng ở Trung Quốc xử phạt nặng tay.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm