Ở Trung Quốc, rau tóc tiên còn được gọi là "facai" (phát tài) hay fat choy, mang ý nghĩa thịnh vượng và giàu có, xuất phát từ cách phát âm của nó, theo SCMP.
Từ lâu, rau tóc tiên đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở đất nước tỷ dân, món này cũng mang ý nghĩa như lời chúc "cung hỷ phát tài" trong ngày đầu năm mới.
Nó được bán ở dạng khô, thường được bỏ vào các món súp. Khi nấu sẽ nở ra và tỏa hương nhẹ nhàng như mùi rong biển.
Tóc tiên được bỏ chung vào các món hầm. |
Người lớn trong gia đình thường khuyên con cháu ăn thêm món này vì tin rằng nó tốt cho tóc tai, dù vậy chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình được tác dụng của rau tóc tiên đối với nang tóc trên cơ thể.
Rõ ràng, lý do món rau tóc tiên phổ biến trong dịp Tết gắn liền với niềm tin tâm linh, hy vọng sẽ làm ăn phát tài trong năm mới.
Được biết đến với tên gọi "rau", nhưng tóc tiên không phải một loại rau thực sự. Tên khoa học của nó là "Nostoc flagelliforme", được phân loại là vi khuẩn lam trên cạn.
Tóc tiên chủ yếu được tìm thấy mọc trên mặt đất ở các khu vực khô hạn của Trung Quốc như Nội Mông, Ninh Hạ, Thanh Hải và Tân Cương. Nhưng việc thu hoạch quá mức đã dẫn đến sa mạc hóa, mất rừng và gia tăng xói mòn ở những khu vực này.
Theo một báo cáo của cơ quan bảo tồn toàn cầu WWF về những thực phẩm cần tránh trong dịp Tết Nguyên đán, tóc tiên là một loại thực phẩm được săn tìm, nhưng "việc thu hoạch facai đã biến hàng triệu ha đồng cỏ ở Trung Quốc thành sa mạc". Cứ 450 g tóc tiên được khai thác, khoảng 1,6 ha rừng đồng cỏ sẽ bị hư hại.
Điều này tạo ra tác động dây chuyền: bão cát gia tăng, tấn công ngay cả những thành phố xa xôi như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Năm 2000, chính quyền Trung Quốc thực hiện lệnh cấm thu gom, bán và xuất khẩu tóc tiên. Sự khan hiếm nguồn cung đẩy giá mặt hàng này lên cao, hiện ở mức 125 USD/kg.
Tóc tiên bị khai thác quá mức có tác động xấu đến môi trường. |
Bất chấp những lo ngại về môi trường, tóc tiên vẫn tương đối dễ mua trực tuyến và không khó để tìm thấy món này được phục vụ trong các nhà hàng.
Tại Hong Kong, nhà cung cấp hàng khô nội địa On Kee đang bán 75 g tóc tiên “cao cấp” với giá 96 HKD(12,25 USD).
Tuy nhiên, thực tế là chính quyền Hong Kong đã cam kết ngừng phục vụ facai - cùng với vi cá mập và cá ngừ vây xanh - tại các sự kiện chính thức từ năm 2013.
Đầu bếp Hong Chi-kin cho biết facai đang ngày càng hiếm, nhưng đến mùa lễ hội, bỏ một ít tóc tiên vào các món súp vẫn là truyền thống. Hong giải thích rằng loại mà ông sử dụng được trồng và có nguồn gốc từ các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến.
"Hiện nay, không còn loại tóc tiên hoang dã nào nữa. Nếu người bán quảng cáo là hoang giả thì rất có thể nó là hàng giả", Hong nói.
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.