Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự thật về người phụ nữ mặc áo dài trông giống Nicki Minaj

Khuôn mặt của Nicki Minaj đã bị ghép vào một bức ảnh do tạp chí LIFE chụp ở Việt Nam vào những năm 1960.

Ảnh ghép lan truyền trên mạng xã hội.

Từ ngày 20/1, mạng xã hội X, Facebook, Instagram, TikTok lan truyền một hình ảnh được cho chụp hai người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài bước đi trên đường phố. Thông tin về thời điểm bức ảnh được chụp rất hỗn loạn: năm 1843, 1980, 1960...

Điều khiến bức hình được chú ý hơn cả là một trong hai người phụ nữ trong hình có gương mặt rất giống rapper Nicki Minaj. Hình ảnh nhận về hơn 52 triệu lượt xem trên X, gần 1 triệu lượt xem trên TikTok. Các bài đăng trên Facebook cũng thu hút lượt tương tác lớn.

Dưới phần bình luận, mọi người đều thảo luận về người phụ nữ có gương mặt giống Nicki Minaj. Đến ngày 21/1, Nicki Minaj thậm chí đã đăng lại hình ảnh này trên tài khoản X có hơn 28,1 triệu người theo dõi. Không chỉ fan Việt mà nhiều người hâm mộ quốc tế tỏ ra thích thú, bàn tán sôi nổi về tấm hình.

Tuy nhiên, sự thật là bức ảnh này chỉ là ảnh ghép. Trong hình gốc, người phụ nữ có khuôn mặt hoàn toàn khác. Tấm hình gốc được chụp trên đường phố Việt Nam và đăng trên tạp chí LIFE vào thập niên 1960.

Nhiều người sau khi thấy ảnh gốc đã rất kinh ngạc và hoang mang. Thực tế, những bức ảnh ghép này đã xuất hiện từ năm 2022 và cũng gây nhiều hiểu lầm cho người xem vào thời điểm đó.

Sự việc này một lần nữa cho thấy mức độ tinh vi của các công cụ ghép, chỉnh sửa ảnh hiện tại. Công chúng cần tỉnh táo hơn để phân biệt thật/giả, tránh bị lừa bởi tin giả.

Đầu năm 2023, nhiều hình ảnh không có thật như Giáo hoàng Francis mặc áo phao, các tỷ phú trong khu ổ chuột, nội dung khiêu dâm liên quan đến người nổi tiếng đã được tạo ra bởi Midjourney - công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).

Đối với nhiều người, đây có thể là một trò đùa vui vẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia về AI cho rằng trò đùa này có thể dẫn đến những hậu quả xấu trong tương lai, theo Wall Street Journal.

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một “làn sóng tin giả” có thể ập đến, với các bức ảnh “nhân tạo” giờ đây giống thật hơn bao giờ hết. Ngay cả các chuyên gia đôi khi cũng gặp khó khăn để phân biệt thật/giả.

Bạn có khuôn mặt của người nghèo hay người giàu?

Một nghiên cứu mới của Đại học Glasgow (Anh) đã khảo sát mọi người để tìm hiểu xem khuôn mặt của người giàu sẽ trông như thế nào và có điểm gì đặc biệt.

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm