Sau một năm khó khăn và xa cách, Tết trở thành quãng nghỉ cần thiết, nơi ta nhìn lại những nỗ lực, cố gắng của bản thân, trở về nhà để thắt chặt tình cảm gia đình, hay xốc lại chính mình, gửi gắm những niềm hy vọng lớn lao cho năm mới. Song, trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, mỗi người lại có một cách đón Tết khác nhau. Có người muốn trở về, nhưng cũng không ít người chọn ở lại.
Họ là những người lao động, công nhân đã thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" và "3 tại chỗ" để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị đứt quãng. Họ là những Đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên trẻ tuổi không ngại khó khăn, nguy hiểm để hỗ trợ các y, bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch.
Nỗi niềm của những lao động xa nhà
Thật khó để diễn tả hết sự thiêng liêng và lớn lao của tình cảm gia đình. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tiếp thêm động lực để mỗi người không ngừng nỗ lực, phấn đấu kiếm sự thành công. Đó cũng là nơi sẵn sàng bảo bọc, chở che, dang rộng vòng tay đón ta trở về để quên đi những muộn phiền, lo toan nơi cuộc sống xô bồ, vội vã.
Cuộc sống của không ít người lao động, công nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. |
Vậy mà những người lao động, công nhân tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chấp nhận đặt thứ tình cảm đặc biệt ấy vào sâu trong tim, tập trung toàn bộ trí lực cho mục tiêu chung của xã hội - lao động, sản xuất để đảm bảo chuỗi cung ứng không đứt quãng trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Suốt khoảng thời gian dài, những người lao động, công nhân ấy chỉ có thể di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất và ngược lại. Ngày làm việc của họ cũng gói gọn và khép kín tại một địa điểm với “3 tại chỗ”, gồm sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi. Chừng đó là đủ để thấy được sự cô đơn và hy sinh lớn lao đến thế nào.
Nước mắt đã rơi trên gò má của những người cha, người mẹ xa con, của những người con xa cha mẹ và cả những đôi vợ chồng xa nhau. Với họ, không gì khó khăn hơn việc phải rời xa người thân trong giai đoạn này. Bữa cơm gia đình giờ đây trở thành một điều quá đỗi xa xỉ, chỉ còn đó những dòng tin nhắn, bức ảnh và cuộc gọi vội vàng sau một ngày dài. Song, có lẽ ai trong số họ cũng hiểu những nỗi nhớ, niềm thương ấy cần được nén lại.
Nhiều doanh nghiệp triển khai “1 cung đường, 2 điểm đến” và “3 tại chỗ” trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh. |
Phần lớn chọn nghĩ theo hướng tích cực, thể hiện tình yêu thương với gia đình qua việc cố gắng đảm bảo người thân có một cuộc sống đủ đầy. Quan trọng hơn, họ biết nỗ lực của mình tại đây sẽ góp phần giúp cuộc sống ngoài kia bớt đi khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sự hy sinh và nỗ lực không ngừng nghỉ của những người lao động, công nhân đã mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội. Nhờ họ, nhiều doanh nghiệp không những trụ vững qua giai đoạn khó khăn về tài chính, mà còn đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Từ đó, người dân khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng dễ dàng mua thực phẩm, đồ dùng thiết yếu trong bối cảnh đại dịch.
Tinh thần xông pha của những tình nguyện viên
Hình ảnh các y, bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu đã trở thành một biểu tượng trên hành trình đưa Việt Nam vượt qua đại dịch. Thế nhưng, đằng sau chiếc áo choàng trắng đó còn có những tấm áo xanh của các Đoàn viên, thanh niên và tình nguyện viên. Họ là những người trẻ với tinh thần dũng cảm, quyết liệt, không ngại khổ, ngại khó, sẵn sàng lao vào tâm dịch để hỗ trợ người dân.
Nhiều học sinh, sinh viên của các trường phổ thông, đại học đã tranh thủ kỳ nghỉ hè để đăng ký tham gia công tác thiện nguyện, dù biết bản thân sẽ phải đối mặt không ít hiểm nguy. Đó là hình ảnh của sự hy sinh, tinh thần đoàn kết vì đồng bào, hướng đến lợi ích chung cho toàn xã hội.
Nhiều tình nguyện viên tranh thủ thời gian nghỉ để tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19. |
Từ những điểm test Covid-19, tiêm vaccine tại địa phương, bệnh viện dã chiến, khu cách ly đến siêu thị hay khắp nẻo đường, ngõ phố, ở đâu cũng có sự xuất hiện của những tình nguyện viên trẻ. Họ hỗ trợ công tác nhập liệu, tuyên truyền, điều phối cho lực lượng chuyên trách, giúp người dân mua các loại thực phẩm và đồ dùng thiết yếu trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Nhờ những tấm áo xanh ngày đêm ướt đẫm mồ hôi đó, các y, bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu mới có thể yên tâm tập trung vào công tác chuyên môn. Cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn bội phần.
Tất cả tình nguyện viên đều nỗ lực với một niềm mong mỏi duy nhất - chờ đợi ngày đại dịch trôi qua, Covid-19 biến mất, cuộc sống trở lại bình thường, không còn những mất mát, hy sinh và khổ đau. Tinh thần đó đã tiếp sức để họ sẵn sàng di chuyển hàng chục km, khoác lên mình tấm áo bảo hộ lao thẳng vào tâm dịch, hay đi đến từng nhà tuyên truyền, thuyết phục người dân tiêm vaccine, đảm bảo an toàn sức khỏe… Với họ, một dòng tin nhắn bày tỏ niềm tự hào từ gia đình, bạn bè hay nụ cười nở trên môi của những người dân nhận được sự hỗ trợ là sự ghi nhận xứng đáng nhất.
Các y, bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu và người dân nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ những tình nguyện viên. |
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, những người lao động, công nhân hay các Đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên xứng đáng nhận được sự tri ân cho đóng góp và cống hiến thầm lặng suốt thời gian qua.
Mong muốn biến Tết Nhâm Dần 2022 trở nên đặc biệt hơn, Bia Saigon phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai chương trình cộng động “Tết chung một nhà”. Cụ thể, chương trình sẽ hỗ trợ hỗ trợ 270 vé máy bay, 1.530 vé xe khách, 200 vé tàu cho 2.000 công nhân, lao động cùng sinh viên tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai để họ trở về quê hương dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, chương trình cũng trao quà Tết cho 800 sinh viên, công nhân, người lao động khó khăn, cũng như Đoàn viên, thanh niên và tình nguyện viên tuyến đầu muốn ở lại địa phương đón Tết tại Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM.
Tết vốn là dịp để các gia đình đoàn tụ, sum vầy. Do đó, nhiều người quan niệm phải về nhà mới có được cái Tết thực sự trọn vẹn và viên mãn. Song, sau khi trải qua những biến cố của thời cuộc, chúng ta nhận ra chỉ cần gia đình luôn bình an và sẻ chia cùng nhau, dù trở về hay xa xứ, ở đâu có tình thương, ở đó sẽ có Tết.
Chương trình "Tết chung một nhà" là một phần trong chiến dịch “Tết đi lên cùng nhau” của Bia Saigon. Sáng kiến này nhằm hỗ trợ những người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài các nhóm công nhân, chương trình cũng tôn vinh lực lượng y tế và tình nguyện viên đã hy sinh cuộc sống riêng tư để đóng góp vào nỗ lực của cả nước trong cuộc chiến chống đại dịch.
Chương trình sẽ bắt đầu từ 20/1 (19/12 Âm lịch) đến 28/1 (26/12 Âm lịch).