Nên hay không rửa thịt gà trước khi chế biến?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết rửa thịt gà trước khi chế biến là việc cần thiết. Theo ông, nguyên tắc khi chế biến thực phẩm, tất cả đều phải qua quá trình sơ chế, rửa bằng nước sạch để loại bỏ các chất bẩn. |
Cách làm sạch thịt gà đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây lan vi khuẩn:
PGS Thịnh cho hay sơ chế thịt gà vệ sinh hơn, chúng ta có thể dùng một ít muối sát vào thịt gà cả trong lẫn ngoài rồi bằng nước sạch và làm khô trước khi chế biến. |
Việc nên làm ngay sau khi xử lý thịt gia cầm:
PGS Thịnh đưa ra lời khuyên để tránh nhiễm chéo vi khuẩn, mọi người lưu ý sau khi xử lý thịt gia cầm tươi cần làm sạch tất cả bề mặt dụng cụ như thớt, dao với nước nóng có xà phòng. Bạn nên để dành riêng một loại thớt để dùng cho việc làm gà. |
Bộ phận nào của gà béo nhất?
Theo bảng so sánh thành phần của thịt gà với lượng cùng 100 g, phao câu là bộ phận chứa nhiều chất béo nhất với 45,9 g, cung cấp 452 kcalo. Thứ 2 là tim gà với 14,8 g chất béo. Cánh gà cũng chưa 14,6 g chất béo. Ăn nhiều những bộ phận này, khả năng tăng cân rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. |
Bộ phận nào của gà cung cấp ít calo nhất?
Trong 100 g mề gà, chúng cung cấp 89 kcalo. Đây cũng là bộ phận có lượng kcalo và chất béo thấp nhất (2 g). |
Thịt gà sống có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh bao lâu?
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thịt gà sống có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 ngày. Thịt gà đã nấu chín có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3-4 ngày. |
Thịt gà sống có thể để tủ đông tới 9 tháng?
Bác sĩ Hồng Ngọc, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết những miếng thịt gà sống có thể được bảo quản trong tủ đông tới 9 tháng, trong khi một con gà nguyên con có thể được đông lạnh tới 1 năm. Thịt gà đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ đông từ 2-6 tháng. |
Cách để nhận biết gà trong tủ lạnh có hỏng hay không:
Theo bác sĩ Hồng Ngọc, thịt gà sống và nấu chín bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là đã bị hỏng. Các đốm mốc từ xám đến xanh lục cho thấy sự phát triển của vi khuẩn. Chúng cũng phát ra mùi axit giống như mùi amoniac. Ngoài ra, thịt gà có kết cấu nhầy nhụa đã bị hỏng. Rửa gà sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn. |
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.