Ốc giàu nhất loại dưỡng chất nào?
Ốc là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Về dinh dưỡng, ốc ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. |
Cách chế biến ốc có thể bị nhiễm ký sinh trùng:
TS.BS Trần Huy Thọ, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, cho biết việc chế biến chưa đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Vỏ ốc rất dày và cứng, vì vậy, phải mất nhiều thời gian để thịt ốc bên trong có thể chín hoàn toàn. Thực tế, ốc bán tại các hàng quán thường chỉ được nấu ở mức vừa chín tới vì nấu chín kỹ sẽ dai, mất độ giòn, khiến nguồn lây bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. |
Ăn ốc có nên bỏ đuôi?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay khi ăn ốc, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc do chứa nhiều chất bẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là người tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ... |
Loại ký sinh trùng có thể mắc khi ăn ốc chưa chín kỹ:
Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), cho biết ốc chưa chín kỹ nhất là luộc bằng hơi không tiêu diệt ấu trùng, ký sinh trùng, người ăn có thể vô tình đưa sán vào. Đặc biệt, trong ốc cũng có thể chứa ấu trùng sán lá gan lớn. |
Cách nhận biết ốc nhiễm ẩn không nên ăn:
Theo bác sĩ Phương, khi mua ốc, thấy miệng ốc đầy, nhiều ốc bò bám xung quanh là ốc tươi. Nếu trên thân ốc có váng vàng, dầu mỡ là ốc ở nơi ô nhiễm, tuyệt đối không ăn. |
Ốc nên ngâm nước bao lâu trước khi chế biến?
Người dân cần ăn chín uống sôi, đặc biệt không ăn các loại ốc sống, chưa được nấu chín kỹ. Một lưu ý quan trọng là ốc dù sống ở môi trường nào thì khi bắt hoặc mua về vẫn nên ngâm 2-4 giờ để loại bỏ tạp khuẩn khu trú trong vỏ. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch mới chế biến. |
Người có bệnh lý nào nên hạn chế ăn ốc?
Theo PGS Thịnh, ốc nhiều protein nên những người bị gout, viêm khớp cần hạn chế. Natri trong ốc cũng khiến bệnh tiểu đường, thận trở nên trầm trọng. Những người bị ho, hen nên tránh ăn hải sản |