Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một sai lầm khi bảo quản thực phẩm nhiều người Việt hay mắc

Túi nylon có thể được sử dụng như một giải pháp tạm thời để đựng thực phẩm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây không phải cách bảo vệ thực phẩm tốt và được khuyến khích.

Túi nylon không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là mối đe dọa lớn đối với môi trường sống. Ảnh: Freepik.

Dùng túi nylon để bảo quản thực phẩm là thói quen phổ biến tại nhiều gia đình vì sự tiện lợi và chi phí thấp. Túi nylon dễ mua, giá rẻ, và có thể sử dụng để đựng thực phẩm tạm thời. Việc dùng túi kín giúp hạn chế tiếp xúc của thực phẩm với không khí, giảm quá trình oxy hóa và ngăn vi khuẩn xâm nhập trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, túi nylon không thể điều chỉnh độ ẩm, dễ gây đọng hơi nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Lạm dụng túi nylon để bảo quản thực phẩm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), túi nylon chứa các hóa chất như phthalates và BPA - những chất có thể ngấm vào thực phẩm khi túi tiếp xúc với nhiệt độ cao, môi trường axit, hoặc bảo quản lâu ngày. Những hóa chất này gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến gan, thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.

Đặc biệt, nghiên cứu từ Environmental Health Perspectives cho thấy trẻ em và thai nhi nhạy cảm hơn với phthalates và BPA, có nguy cơ cao bị suy giảm khả năng sinh sản và phát triển bất thường.

Ngoài tác hại đến sức khỏe, túi nylon còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), mỗi năm có hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương, trong đó có túi nylon. Túi nylon cần hàng trăm năm để phân hủy, nhưng trước đó, chúng gây ra cái chết cho hàng triệu sinh vật biển khi bị nhầm lẫn là thức ăn. Khi chôn lấp, túi nylon cũng giải phóng hóa chất độc hại, làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

Để hạn chế những nguy cơ này, các chuyên gia từ WHO và UNEP khuyến nghị sử dụng các giải pháp thay thế thân thiện như hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn thực phẩm hoặc túi vải tái sử dụng. Nếu cần dùng túi nylon, hãy chọn loại được chứng nhận an toàn thực phẩm và tránh tái sử dụng túi nhiều lần cho thực phẩm tươi sống. Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Những điều bạn chưa biết về sữa bò

Sữa bò là một thức uống quen thuộc giàu dinh dưỡng. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về nó. Cuốn sách của tác giả Joseph Keon sẽ mang đến cho độc giả nhiều thông tin hữu ích liên quan tới sữa bò, để bạn hiểu hơn về thực phẩm bổ dưỡng này.

Ăn gì để tránh mỡ trong máu?

Có những người ăn uống rất bình thường, nhưng các chỉ số mỡ máu, cholesterol vẫn tăng. Chuyên gia cho rằng, có thể người bệnh chưa chọn được chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Động thái của WHO sau tuyên bố của ông Trump

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "lấy làm tiếc" về thông báo Mỹ có ý định rút khỏi tổ chức này.

Ai không nên ăn cá chép?

Cá chép là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy những ai không nên ăn cá chép?

Huệ Anh

Bạn có thể quan tâm