Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một thói quen tiểu tiện gây tàn phá thận

Thường xuyên nhịn tiểu có thể gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng thận như suy thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận...

Nhịn tiểu có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận cấp...

Cùng với nhịn tiểu, không uống đủ nước là thói quen nhiều người thường mắc phải gây ảnh hưởng đến thận, kèm với đó là thói quen nhịn tiểu.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ không đủ cho quá trình lọc, đào thải ở thận. Bên cạnh đó, nếu bạn nhịn tiểu thường xuyên, các khoáng chất trong cơ thể cũng sẽ không được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và tích tụ lại gây sỏi.

Nếu cơ thể đã bị sỏi thận và không điều trị có thể gây bít tắc đường tiết niệu dẫn đến tình trạng ứ mủ, ứ nước và nhiễm khuẩn kéo dài, dễ tái phát. Trường hợp nặng hơn có thể khiến mất chức năng thận hoàn toàn hoặc suy thận cấp.

Viêm đường tiết niệu do thói quen nhịn tiểu

Khi bạn nhịn tiểu gây tồn đọng nước tiểu, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và xâm nhập vào đường tiết niệu, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của đường tiết niệu, chức năng sinh sản mà còn gây ảnh hưởng tới thận. Đây là bệnh lý dễ tái phát, nếu không điều trị có thể khiến tế bào thận bị xơ hóa từ đó làm suy giảm chức năng của thận.

Mối liên hệ giữa suy thận cấp và thói quen nhịn tiểu

Suy thận được chia làm 2 nhóm: Suy thận cấp và suy thận mạn.

Khi nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ tăng áp lực lên bàng quang và thận. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp có thể khởi phát bằng việc người bệnh đi tiểu ít.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là thận đột ngột mất đi khả năng lọc các chất thải khiến độc tố tích tụ trong cơ thể. Dần dần người bệnh sẽ tiểu ít đi theo thời gian, cuối cùng là không thể đi tiểu được. Suy thận cấp khi không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể khiến ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Những cách bảo vệ thận

Mọi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ thận đúng cách. Một lối sống khoa học thông qua vận động, dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ giúp thận tránh khỏi những nguy cơ bị ảnh hưởng. Sau đây là những thói quen tốt cho thận của bạn:

- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và không được nhịn tiểu.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách ăn giảm muối, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đạm. Lượng đạm gợi ý cho mỗi người lớn rơi vào khoảng 0,8-1 g/ngày còn lượng muối là 4-5 g/ngày. Tăng cường các chất xơ, hoa quả trong thực đơn hàng ngày.

- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể không bị căng thẳng hoặc stress. Không làm việc quá sức trong thời gian dài.

- Duy trì tập luyện, vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên không được tập quá nặng, tập gắng sức.

- Không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng nếu không có ý kiến của bác sĩ.

- Nếu có các bệnh lý nền cần kiểm soát tốt, tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc.

- Khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/lần để phát hiện sớm những nguy cơ hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Hoặc mọi người cũng nên đến cơ sở y tế để thăm khám nếu cơ thể có bất kỳ thay đổi bất thường nào.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có một hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Nhập viện sau 18 ngày nhịn ăn, chỉ uống nước kiềm pha muối

Kết quả sau 18 ngày áp dụng liệu trình uống nước kiềm pha muối và không ăn, người đàn ông 41 tuổi đã giảm gần 10 kg, cơ thể suy kiệt trầm trọng.

https://suckhoedoisong.vn/thoi-quen-nhin-tieu-tan-pha-than-nhieu-hon-nhung-gi-ban-nghi-169240925154429546.htm

BSCKII Trịnh Hùng, Phó trưởng khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện 19-8 / Sức khỏe và Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm