Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Mua sẵn sản phẩm giải rượu trước khi 'vui tới bến' dịp cuối năm

Dịp tiệc tùng cuối năm, có tuần Gia Nghi đi nhậu cùng đồng nghiệp và bạn bè khoảng 3 lần, trung bình uống 6 chai nước giải rượu.

nuoc giai ruou anh 1

Trước cuộc nhậu với bạn bè vào buổi tối, Gia Nghi (23 tuổi) ghé vào cửa hàng tiện lợi trên đường Hồ Tùng Mậu (quận 1, TP.HCM) để mua sẵn hai chai nước giải rượu. Cô sẽ dùng một chai trước khi uống rượu bia, và thêm một chai sau khi ngủ dậy vào sáng hôm sau.

Là một người "làm hết sức, chơi hết mình", cô thường "tới bến" trong mỗi cuộc vui. Để hạn chế cảm giác nôn nao, chuếnh choáng sau khi uống đồ có cồn, nước giải rượu trở thành món quen của cô gần một năm nay.

Nghi cho biết những ngày Tết dương lịch và gần Tết Nguyên đán này, cô có nhiều buổi tiệc với công ty, đồng nghiệp lẫn bạn bè nên tần suất sử dụng nước giải rượu cũng tăng lên.

"Có nhiều tuần mình đi nhậu tới 3 lần, mỗi lần dùng hai chai giải rượu. Nó giúp mình cảm thấy khỏe hơn, bớt nặng đầu sau mỗi lần say", Nghi nói với Tri thức - Znews.

Giống như Gia Nghi, ngày càng nhiều người tìm kiếm sản phẩm giải rượu, đặc biệt vào dịp tiệc tùng cuối năm. Các sản phẩm giải rượu tập trung vào việc bảo vệ gan và chống lại sự tích tụ acetaldehyde, sản phẩm phụ độc hại của quá trình chuyển hóa rượu, giúp người dùng giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đau đầu sau khi uống rượu bia.

Tiện lợi, dễ mua

Gia Nghi cho biết trước đây, mỗi khi uống say cô sẽ áp dụng các biện pháp giải rượu dân gian như pha nước chanh với gừng.

Một lần mua sắm tại cửa hàng tiện lợi, cô vô tình nhìn thấy chai nước giải rượu để trong tủ mát, cạnh các món đồ uống khác nên mua dùng thử.

"Hương vị của nó chua nhẹ, khá dễ uống và có tác dụng thật nên mình đã dùng tới giờ. Những phải hôm nào xác định uống nhiều và say xỉn, mình mới dùng tới giải rượu", cô nói.

Sau khi quen dùng nước giải rượu, Nghi không còn quay lại với những cách truyền thống. "Nghĩ đến việc lích kích mang chanh, gừng ra cắt rồi pha, mình thấy mua một chai giải rượu tiện lợi hơn, hợp với một đứa lười như mình".

Nghi cho biết nước giải rượu là thực phẩm chức năng nên mua rất đơn giản. Cô thường ghé vào các hiệu thuốc hoặc cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini để mua. Có một số loại khác nhau, cả dạng nước và viên uống, nhưng cô chỉ quen dùng loại chai uống của Hàn Quốc.

Theo khảo sát của Znews tại TP.HCM, các loại giải rượu được bán nhiều tại các cửa hàng thuốc và chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25. Các sản phẩm này được giới thiệu là thực phẩm chức năng, thảo dược.

Trong vai khách hàng ghé vào một hiệu thuốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), phóng viên được người bán giới thiệu loại giải rượu là chai uống Condition của Hàn Quốc, có giá 40.000 đồng.

Nhân viên cửa hàng thuốc, thuộc một chuỗi lớn, trên đường Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp) cho biết ở đây chai Condition có giá 50.000 đồng, và tuýp Nosamin có giá 39.000 đồng. Người bán nói rằng ở đây còn có giải rượu dạng viên uống nhưng loại này tác dụng chậm, ít hiệu quả.

Tại một nhà thuốc nhỏ khác, người bán giới thiệu có giải rượu dạng uống của Nam Dược, giá 25.000 đồng/gói, và một loại dạng viên là Win-21. Người này cũng khuyến khích dùng dạng nước vì hiệu quả hơn.

Các cửa hàng tiện lợi chủ yếu bán giải rượu dạng uống. Circle K hiện bán một loại duy nhất. Tại GS25, có khoảng 3 loại giải rượu khác nhau, với mức giá niêm yết từ 52.000 đồng/chai.

Khi gõ tìm kiếm theo từ khóa "giải rượu" trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, có thể thấy nhiều sản phẩm với mức giá khác nhau, nhiều nhất là từ thương hiệu Hàn Quốc, tiếp đến là Nhật Bản và Việt Nam. Giải rượu dạng uống bán chạy hơn cả

Các sản phẩm đứng đầu về lượt bán thuộc các thương hiệu là Condition, Nam Dược, Orihiro, DHC, Alcofree Rohto. Giá sản phẩm cũng chệnh lệch, từ 20.000 đồng đến trên 300.000 đồng.

Phổ biến hơn với giới trẻ

Thường xuyên đi nhậu nên Nguyễn Kiên (27 tuổi, nhân viên bán hàng, TP.HCM) cũng nhiều lần sử dụng các sản phẩm giải rượu. Dịp tiệc tùng cuối năm, anh dùng nhiều hơn, chủ yếu là dạng nước vì hiệu quả nhanh chóng.

"Có những lần buổi tối đi nhậu, sáng hôm sau vẫn phải đi làm nên tôi uống giải rượu để tỉnh táo, khỏe khoắn hơn. Tôi cũng từng thấy ở một số nhà hàng Hàn Quốc hay quán karaoke có chuẩn bị sẵn cho khách nước giải rượu", anh nói.

Kiên nói rằng không thấy quá nhiều người xung quanh mình sử dụng sản phẩm giải rượu, chủ yếu là những người trẻ độ tuổi 20-30 nhắc tới. Trong khi đó, những người lớn tuổi hơn vẫn thích giải rượu bằng các mẹo dân gian.

Chị P., quản lý ca của một siêu thị mini ở Gò Vấp, cũng đồng tình với điều này. Cửa hàng của chị chỉ bán một loại giải rượu dạng nước, và khách hỏi mua đa phần là người trẻ tuổi.

Theo quan sát cá nhân, chị nhận thấy các cửa hàng tiện lợi và nhà thuốc ở khu vực trung tâm thành phố, nơi tập trung giới trẻ, khách du lịch và người nước ngoài, có nhiều sản phẩm giải rượu đa dạng hơn. Điều này cũng phản ánh nhu cầu và nhóm khách hàng tiêu thụ mặt hàng này.

nuoc giai ruou anh 6

Sự gia tăng của việc tiêu thụ rượu bia cũng thúc đẩy thị trường giải rượu phát triển. Ảnh: Phương Lâm.

Việt Nam đứng thứ 9 trong số các quốc gia về lượng bia tiêu thụ năm 2020, theo số liệu thống kê của Kirin Holdings - công ty Nhật Bản theo dõi con số này từ năm 1975. Đây là một trong những động lực khiến cho các sản phẩm giải rượu ngày càng phổ biến.

Không chỉ Việt Nam, tại quốc gia uống rượu hàng đầu thế giới, các sản phẩm chữa say xỉn cũng bùng nổ. Quy mô thị trường chữa say xỉn toàn cầu được định giá 1,9 tỷ USD vào năm 2022, và ước tính đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2032, theo Global Market Insight.

Tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều thứ hai thế giới - quy mô thị trường của các sản phẩm chữa chứng nôn nao ước tính là 393,2 triệu USD vào năm 2022, theo số liệu từ Grand View Research.

Mức tiêu thụ rượu bia tăng đều, cộng với việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe đã thúc đẩy thị trường giải rượu ở Mỹ phát triển. Các sản phẩm đóng sẵn như viên sủi, bột hỗn hợp và nước uống được ưa chuộng.

Ở châu Á, Hàn Quốc là nơi có sản phẩm trị chứng nôn nao đa dạng, dưới mọi hình thức, với đủ loại hương vị và mức giá khác nhau.

Theo dữ liệu từ Nielsen Korea, thị trường chữa trị chứng nôn nao tại Hàn Quốc được định giá 312,8 tỷ won (241 triệu USD) vào năm 2022. Lĩnh vực này có ​​doanh số bán hàng tăng gần 40% so với cùng kỳ kể từ năm 2021.

Cuộc khảo sát từ Tập đoàn Lotte - Lotte Member vào tháng 6 -7 cho thấy ở Hàn, người tiêu dùng trẻ tuổi ưa thích các sản phẩm chống nôn ở dạng rắn như gelatin, kẹo dẻo và thuốc viên, trong khi những người lớn tuổi lại thiên về dạng lỏng như đồ uống.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Thị trường ’giải rượu’ bùng nổ ở quốc gia uống rượu hàng đầu thế giới

Ở các quốc gia tiêu thụ rượu hàng đầu trên thế giới, ngành kinh doanh thuốc chữa chứng nôn nao cũng phát triển mạnh.

Đào Phương

Bạn có thể quan tâm