Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Muốn làm CEO thì học ngành gì ở ĐH Ngoại thương Hà Nội?

Theo PGS.TS Lưu Thái Phong, một trong những chương trình phù hợp để sinh viên thỏa ước vọng làm CEO là học ngành Quản trị Kinh doanh.

Lưu ý khi khai chế độ ưu tiên trong phiếu dự thi THPT quốc gia 2019 Khi khai chế độ ưu tiên trong phiếu dự thi THPT quốc gia 2019, thí sinh cần lưu ý một số điều để không ảnh hưởng quyền lợi của mình.

Tại “Ngày hội tuyển sinh - con đường ra biển lớn 2019” diễn ra ngày 7/4 ở ĐH Ngoại thương Hà Nội, nhiều thí sinh đặt câu hỏi muốn làm CEO thì nên học ngành gì.

“Em rất thích các hoạt động kinh doanh, liệu học ngành Quản trị Kinh doanh có phù hợp không? Nếu học ngành này, cơ hội làm CEO có cao không?", một học sinh nhờ tư vấn.

Trả lời câu hỏi trên, PGS.TS Lưu Thái Phong - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội - cho biết muốn khởi nghiệp thành công, trở thành CEO giỏi, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải học tập tốt. Hiện nay, một trong những chương trình phù hợp là Quản trị Kinh doanh.

Khi theo học tại trường, sinh viên ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kinh doanh. Đặc biệt, các bài giảng về cách thức khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp cũng được lồng ghép trong môn học.

DH ngoai thuong anh 1
PGS.TS Lưu Thái Phong giải đáp thắc mắc của thí sinh về định hướng nghề nghiệp. Ảnh: FTU Times.

Nói thêm với Zing.vn bên lề ngày hội tuyển sinh, ông Lê Thái Phong khẳng định, ngoài những kiến thức đã được học ở trường, sinh viên muốn trở thành CEO, cần có tố chất của nhà lãnh đạo, dám đương đầu, mạo hiểm và bản lĩnh vượt qua khó khăn, thử thách.

Những người thành công có nhiều điểm chung, đồng thời cũng có những nét khác biệt. Các CEO giỏi đều có khát vọng trở thành lãnh đạo, họ hiểu mình muốn gì, hiểu xã hội cần gì và biết đồng cảm với họ.

"Học xong có trở thành CEO ngay được không?”, chính sinh viên sẽ tự mình trả lời câu hỏi đó, nếu như bạn biết cách vừa làm, vừa học. Quá trình tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều năm sẽ trở thành nhân tố quyết định đến thành công của từng người.

“Đó là con đường dài, phải nỗ lực, biết thực hành, đam mê, dấn thân và mạo hiểm”, ông Phong chia sẻ.

Hiện nay, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại ĐH Ngoại thương gồm 3 cấp độ đào tạo: Tiêu chuẩn, chương trình tiên tiến, chất lượng cao. Chương trình tiêu chuẩn và tiên tiến được áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại của các trường đại học danh giá trên thế giới như ĐH Harvard (Mỹ).

Bên cạnh kiến thức chung về Quản trị Kinh doanh, chương trình học còn có thêm nhiều đổi mới. Từ năm 2019, sinh viên sẽ được đào tạo theo 4 chuyên ngành chuyên sâu, bao gồm: Quản trị Đổi mới và Khởi sự, Quản trị Nguồn nhân lực, Quản trị Sự kiện và Truyền thông, Quản trị Doanh nghiệp và Dịch vụ.

Xét thứ tự nguyện vọng như thế nào để tăng cơ hội đỗ đại học? Theo đại diện Bộ GD&ĐT, điều quan trọng nhất là thí sinh phải chọn được ngành yêu thích thực sự và chọn trường phù hợp điều kiện của bản thân.

Năm 2018, ĐH Ngoại thương Hà Nội có điểm chuẩn của nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật (NTH01), nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Kinh doanh Quốc tế (NTH02), nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của cơ sở TP.HCM (NTS01) là: Tổ hợp A00 cao nhất, tương ứng 24,1; 24,1 và 24,25. Những ngành này đều có truyền thống điểm trúng tuyển cao.

Xem chi tiết điểm trúng tuyển các ngành của ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2018 tại đây.

Hơn 37.000 thí sinh bước vào kỳ thi đại học đầu tiên năm 2019

Sáng 31/3, hơn 37.000 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành đã có mặt tại các điểm thi tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.


Minh Thúy

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm