Thời xưa, sau ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, mọi nhà đều đỏ lửa nấu đường làm đủ loại mứt Tết. Để cho ra mẻ mứt thơm ngon, các bà, các mẹ đều có công thức riêng và thực hiện nhiều bước chuẩn bị, chế biến cầu kỳ.
Đầu tiên là chọn nguyên liệu. Nếu muốn có mẻ mứt đúng vị tự nhiên, cần lựa chọn những loại rau, củ, quả mới hái, chín vừa phải, sạch sẽ, thơm ngon. Tiếp theo, người chế biến phải gọt nguyên liệu bằng lưỡi dao làm sao cho thật đều tay, kéo dài một đường từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc mới dứt, để vỏ mứt trơn láng.
Sau khi sơ chế, ngâm xả nước muối và nước vôi là đến công đoạn rim mứt công phu. Tùy tính chất, mùi vị từng loại nguyên liệu mà có cách rim riêng. Những quả the, chua, thân mềm sẽ rim chung; quả, củ thân cứng, chắc và quả, củ vị cay, rim riêng... Tuân thủ nghiêm ngặt thế mới giữ được hương vị từng món mứt.
Mứt sau khi được rim phải còn nguyên trái, bên ngoài phủ đường bóng, bên trong chứa đường khô, hương thơm tự nhiên không mai một. Một số công thức còn hòa mứt với mật ong hoặc mạch nha rồi đem hong gió. Quy trình từ công đoạn đầu đến lúc hoàn tất phải mất ít nhất 5 ngày đêm. Mẻ mứt đạt chuẩn có dáng hình gần nguyên vẹn như lúc mới hái, vẻ ngoài mọng đường, hương vị ngọt dịu tự nhiên. Có lẽ chính cách chế biến cầu kỳ, công phu này đã tạo cho mứt cổ truyền độ ngon và đẹp mắt đặc trưng.
Dù vậy, trong guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại, thói quen làm mứt Tết dần mất đi. Thay vào đó, những gia đình hiện đại sẽ lựa chọn các loại mứt bán sẵn. Một trong số những thương hiệu được ưa chuộng dịp Tết là Bánh Mứt Kẹo Hà Nội. Người dùng yêu thích dòng sản phẩm mứt tết Hà thành của thương hiệu này bởi hương vị thơm ngon và hình thức đẹp mắt, tinh tế, đậm chất riêng.
Trong những ngày Tết Bính Thân, những hộp mứt tết Bánh Mứt Kẹo Hà Nội là món quà ý nghĩa, vừa mang nét duyên thầm của ngày Tết truyền thống, vừa có hơi thở của nhịp sống hiện đại. Độc giả tìm hiểu thêm về Bánh Mứt Kẹo Hà Nội tại đây.