Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa cập nhật thêm vào danh sách những người có nguy cơ nhập viện, bệnh nặng, tử vong khi mắc Covid-19. Đó là những người bị rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm người bị các rối loạn tâm trạng và rối loạn tâm thần phân liệt.
Dữ liệu gần đây công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy rối loạn sức khỏe tâm thần cũng có thể khiến người mắc Covid-19 dễ diễn biến nặng. Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhập viện, tử vong do Covid-19 cao hơn đáng kể ở những người gặp vấn đề về tâm trạng, cảm xúc.
Người bị rối loạn tâm trạng, tâm thần phân liệt mới được CDC xếp vào nhóm dễ bị tổn thương, tử vong khi mắc Covid-19. Ảnh: Pacific Health. |
Mayo Clinic định nghĩa rối loạn tâm trạng là trạng thái cảm xúc hoặc tâm trạng chung của một người bị bóp méo, không phù hợp với hoàn cảnh, ảnh hưởng khả năng hoạt động của người đó. Theo GS.TS Dost Ongur, chuyên gia tại Trường Y Harvard, Giám đốc khoa Rối loạn tâm thần, Bệnh viện McLean, ví dụ điển hình nhất ở người bị rối loạn tâm trạng gồm trầm cảm, trầm cảm theo mùa và rối loạn lưỡng cực.
GS Benjamin Miller, Chủ tịch Well Being Trust, cho hay các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rối loạn sức khỏe tâm thần có liên quan nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề khác về sức khỏe như tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim mạch.
Trong khi đó, rối loạn tâm thần phân liệt là bệnh mạn tính, có thể gây suy nhược vì người bệnh thường không thể phân biệt thực tế vào ảo giác, ảo tưởng của họ. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu 20 tuổi. Phụ nữ thường khởi phát vào đầu tuổi 20 hoặc 30. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện ảo giác, ảo tưởng, hành vi kỳ lạ, nói không kiểm soát, thiếu sức sống, động lực.
Như vậy, với bản cập nhật mới của CDC, nhóm những người có nguy cơ nhập viện, tử vong cao khi mắc Covid-19 gồm: Ung thư, bệnh mạch máu não, thận mạn tính, các vấn đề về phổi (phổi kẽ, thuyên tắc phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, loạn sản phế quản phổi), giãn phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh gan mạn tính (xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan tự miễn), tiểu đường type I, II, suy tim, động mạch vành, viêm cơ tim, rối loạn sức khỏe tâm thần (rối loạn tâm trạng, tâm thần phân liệt), béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2), phụ nữ mang thai, người nghiện thuốc, bệnh lao.
Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng được xếp vào nhóm này gồm: Trẻ em với một số tình trạng sức khỏe dễ tổn thương, người mắc hội chứng Down, nhiễm HIV, người gặp vấn đề về thần kinh (gồm cả sa sút trí tuệ), thừa cân (BMI 25 kg/m2, nhưng <30 kg/m2), người mắc bệnh hồng cầu hình liềm, các bệnh nhân từng cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc, trường hợp bị rối loạn sử dụng chất kích thích, người sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
CDC cũng khuyến cáo những người này cần được tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc mà căn bệnh có thể gây ra.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.