Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam sinh tiểu học ở Trung Quốc đánh đập bé gái 2 tuổi

Hành vi hung bạo của cậu bé học lớp 2 châm ngòi cho cuộc tranh luận về bạo lực thanh thiếu niên và cách nuôi dạy trẻ ở đất nước tỷ dân.

Zhuang, học sinh lớp 2 của một trường tiểu học ở miền nam Trung Quốc, bị camera ghi lại cảnh hành hung đứa trẻ mới biết đi để cướp đồ ăn vặt. Những đòn tấn công mạnh tới nỗi nạn nhân 2 tuổi bị chấn thương đầu, lung lay 4 chiếc răng và phải điều trị 2 tháng, theo SCMP.

Hôm xảy ra sự việc, Zhuang sang nhà hàng xóm và thấy bé gái chơi một mình. Sau khi xin đồ ăn bị từ chối, nam sinh đá vào đầu nạn nhân.

Zhuang tiếp tục đánh đập ngay cả khi cô bé ngã xuống đất và cố gắng bò dậy để chạy thoát. Cậu chỉ bỏ chạy khi ông nội của em bé đến nơi.

Phụ huynh bé gái cho biết cha mẹ Zhuang khăng khăng phủ nhận hành vi của con trai cho đến khi họ đưa ra hình ảnh camera.

“Muốn thì cháu đánh thôi”, Zhuang thản nhiên đáp khi đối chất với gia đình nạn nhân.

Không chỉ xót xa vì chấn thương của con gái, gia đình bé còn phẫn nộ trước thái độ của phụ huynh Zhuang. Họ không xin lỗi hay tỏ ra hối hận về hành động của con trai nhưng lại cầu xin cha mẹ nạn nhân đừng gọi cảnh sát.

“Chúng tôi không đủ khả năng để bồi thường. Anh chị cũng không thể làm gì để trừng phạt nhà tôi”, họ nói.

Ban đầu, cha mẹ bé gái định cho Zhuang cơ hội để xin lỗi. Tuy nhiên, họ quyết định gọi cảnh sát sau phản ứng hung hăng và không thành khẩn của người nhà nam sinh tấn công.

Vụ việc đang được điều tra.

Sau khi vụ tấn công được đưa tin trên truyền thông Trung Quốc, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội nhanh chóng bùng nổ. Nhiều người chỉ trích hành vi của Zhuang, phản ứng của gia đình cậu bé cũng như luật bảo vệ trẻ em.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu ông của bé gái không xuất hiện kịp thời? Thật đáng sợ”, “Cô bé tội nghiệp! Sao gia đình Zhuang có thể cư xử như vậy? Thực sự, tôi mong cảnh sát trừng phạt cậu ta” là những bình luận được để lại.

Năm 1991, Trung Quốc thông qua luật bảo vệ người chưa thành niên, trong đó quy định người dưới 14 tuổi phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

“Nếu thực hiện hành vi phạm tội, người chưa đủ 14 tuổi không bị trừng phạt nhưng người giám hộ sẽ được hướng dẫn để nghiêm khắc kỷ luật. Trong trường hợp này, cha mẹ của Zhuang có thể được yêu cầu giám sát con trai tốt hơn và bồi thường cho nạn nhân”, một luật sư tại Thượng Hải nói.

Dữ liệu năm 2020 về tội phạm vị thành niên ở Trung Quốc từ năm 2014 đến 2019 cho thấy khoảng 50.000 trẻ vị thành niên bị bắt chủ yếu vì trộm cắp, cướp giật và hành hung.

TikTok bị kiện sau vụ bé gái Mỹ chết vì thử thách ngạt thở

Theo luật sư, trước khi tự siết cổ mình, Nylah Anderson được thuật toán của TikTok đề xuất video liên quan tới “thử thách ngạt thở” ở mục “dành cho bạn”.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm