Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam thanh niên bị lưỡi câu cắm vào mắt

Bác sĩ nhận định lưỡi câu đã đi sâu và bám chắc vào phần sụn mi mắt của bệnh nhân, may mắn chưa làm tổn thương nhãn cầu.

Tình trạng của bệnh nhân khi nhập viện. Ảnh: BVCC.

Anh Đ.N.A. (28 tuổi, trú tại Hòa An, Phú Hòa, Phú Yên) rủ bạn đi câu đêm ở Vũng Rô (xã Đông Hòa). Khi người bạn thực hiện động tác quăng câu đã vô tình cắm lưỡi câu vào mắt nam thanh niên này.

Anh A. lập tức được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cấp cứu. Bệnh nhân đã được bác sĩ chuyên khoa Mắt Bùi Anh Hòa thăm khám.

Bác sĩ nhận định lưỡi câu đã đi sâu và bám chắc vào phần sụn mi mắt trên bên phải của bệnh nhân, may mắn là nhãn cầu chưa bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ tiến hành tạo đường rạch để làm đường thoát an toàn cho lưỡi câu.

Lưỡi câu đã được rút ra thành công với phần ngạnh nằm sâu trong mí mắt gần một cm. Đường rạch ngắn và được bác sĩ khâu đóng kỹ nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Trước đó, ngày 5/4, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cũng cấp cứu cho trường hợp gặp tai nạn hy hữu tương tự.

Bệnh nhi V.T. (13 tuổi, trú tại huyện Tam Nông) được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm này trong tình trạng mặt bị móc câu 2 lưỡi đâm thấu mi trên. Lưỡi câu cắm sâu trong ổ mắt trái, có nguy cơ làm tổn thương nhãn cầu.

Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán dị vật hốc mắt trái và chỉ định phẫu thuật lấy dị vật.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo mọi người khi đi câu cá cần trang bị đầy đủ các bảo hộ cần thiết, đặc biệt nên đeo kính để phòng tránh bị lưỡi câu bay vào mắt.

Nếu không may mắc phải, lưỡi câu sắc, nhọn thường để lại hậu quả nặng nề, di chứng lâu dài và có thể hỏng mắt vĩnh viễn.

Khi bị các tổn thương hay dị vật vào mặt, người dân cần tránh dùng tay dụi mắt hay tự ý lấy các dị vật ra ngoài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Cách ăn uống hạn chế hội chứng ruột kích thích

Theo bác sĩ Niến, người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm