Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam thanh niên bị uốn ván thể nặng vì đắp thảo dược vào vết thương

Bị tai nạn giao thông khi đi làm, bệnh nhân tự lấy thảo dược không có nguồn gốc đắp vào vết thương và không đi tiêm uốn ván.

Bệnh nhân bị nhiễm uốn ván thể nặng do nhiễm trùng. Ảnh: BVCC.

Đi làm tại tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân V.S.Đ. (16 tuổi, tỉnh Hà Giang, dân tộc Mông) bị tai nạn giao thông trước khi nhập viện một tuần. Thay vì tiêm uốn ván, Đ. tự lấy thảo dược không rõ nguồn gốc về để đắp vào vết thương nhưng không khỏi.

Sau đó, người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh trở nặng như vết thương sưng nề, chảy dịch nhiều, tím đen, kèm theo cứng hàm, co cứng, gồng cứng toàn thân, khó há miệng, khó nuốt...

Nhận thấy tình trạng bất thường, gia đình đưa Đ. vào cấp cứu ở bệnh viện huyện và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Tại đây, Đ. liên tục lên cơn co cứng, gồng cứng toàn thân liên tục rất nhiều lần, sốt cao... và được chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván.

Sau một tuần, gia đình muốn xin đưa bệnh nhân về nhà “làm ma” nhưng không được các bác sĩ phê duyệt.

Bác sỹ chuyên khoa I Chẩu Văn Tịch, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết bệnh nhân Đ. đã được xử trí vết thương; điều trị uốn ván bằng các loại thuốc an thần, kháng sinh; chống co cứng và giật cứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng được đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp và điều trị các triệu chứng khác như cân bằng nước và điện giải; cung cấp dinh dưỡng đảm bảo năng lượng; chống nhiễm toan; trợ tim mạch; chống rối loạn thần kinh thực vật…

Sau nhiều ngày điều trị, chỉ số sinh tồn của bệnh nhân bắt đầu ổn định, giảm dần các triệu chứng co cứng hàm và co cứng toàn thân. Đ. bắt đầu tự nuốt được, có thể tự ăn uống trở lại...

Sau khi hồi phục người bệnh được cho ra viện và điều trị phục hồi chức năng tại nhà.

Bác sĩ Tịch khuyến cáo để phòng bệnh uốn ván, người lớn, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều nên tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván.

Nếu bị thương, bị trầy xước khi bị đâm vào đinh, sắt có dính cát, bụi bẩn…, nạn nhân cần phải xử lý sạch vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị và tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt; giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Nhập viện cấp cứu vì vết côn trùng đốt ở chân

Trước khi vào viện, bệnh nhân ở Cao Bằng đột nhiên bị đau nhói ở mu bàn chân phải, sau đó xuất hiện sưng nề, mẩn ngứa.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm