Bệnh nhân được bạn bè rủ tiêm chất làm đầy để tăng kích cỡ "cậu nhỏ". Ảnh: Wochenblatt. |
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Vũ Tân - khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị hoại tử da dương vật vì tự tiêm filler hai năm trước.
Bệnh nhân được bạn bè rủ tiêm chất làm đầy để tăng kích cỡ "cậu nhỏ". Thời gian đầu, bệnh nhân không thấy bất thường nhưng gần đây, dương vật có biểu hiện đau, sưng, xuất hiện lỗ nhỏ rỉ mủ ra ngoài.
Bác sĩ cho biết đây là biến chứng từ chất làm đầy, phải cắt lọc toàn bộ vùng da hoại tử.
Với trường hợp này, bác sĩ cắt lọc dẫn tới dương vật không còn da, phải chôn vào trong bìu. Bệnh nhân cần chờ 2, 3 tháng sau phẫu thuật lần nữa để giải phóng và tạo hình bộ phận.
Trước đó, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cũng tiếp nhận một trường hợp bị viêm toàn bộ thân dương vật, vùng bìu do chích silicon. Các bác sĩ phải dùng kháng sinh, phẫu thuật cắt toàn bộ mô nhiễm trùng.
Bác sĩ Tân cho biết một số nam giới cảm thấy "cậu nhỏ" của mình khiêm tốn, mất tự tin và sẵn sàng tìm đến các phương pháp tăng kích thước và làm đẹp. Nhiều người rủ nhau tiêm chất làm đầy như filler, silicon. Không ít cơ sở làm đẹp như spa cũng giới thiệu về phương pháp này.
Các trung tâm quảng cáo, nếu tiêm filler, chỉ trong 60 phút, quý ông sẽ có "cậu nhỏ" như mong muốn mà không cần phẫu thuật, không đau đớn hay để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng hành động này rất nguy hiểm.
Bác sĩ Tân giải thích việc tiêm chất làm đầy, silicon ban đầu khiến bạn có cảm giác "cậu nhỏ" to ra nhưng lâu dài sẽ sinh ra biến chứng. Nhiều ca bệnh bác sĩ phải cắt lọc vùng hoại tử thậm chí toàn bộ da vùng dương vật, lấy phần da ở đùi ghép từng mảng cho bệnh nhân.
Sau điều trị, bác sĩ Tân cho biết người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tới khả năng quan hệ tình dục. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, nam giới không nên tự tìm mọi cách để tăng kích thước "cậu nhỏ" mà nên đến gặp người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể.
Từ giữa thế kỷ 19, phân bón hóa học đã được tôn vinh là "thần dược" cho ngành trồng trọt. Song, mặt trái của nó cũng không hề ít. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Thế giới không rác thải do tác giả Ron Gonen chấp bút.
Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể về ngành nông nghiệp từ giữa thế kỷ 19 đến nay. Bên cạnh đó, độc giả cũng hiểu thêm tác hại của cách tiếp cận nông nghiệp theo mô hình công nghiệp có thể gây ra hậu quả khủng khiếp như thế nào.