Theo báo cáo năm 2020 của IQAir, các quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khi chỉ 10,8% thành phố có chất lượng không khí đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn về phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 do WHO đặt ra. Cụ thể, cùng với Jarkata, Hà Nội xếp hạng cao về mức độ ô nhiễm trong toàn khu vực.
Trong khi đó, theo những nghiên cứu do Hiệp hội Tim mạch châu Âu (European Society of Cardiology) công bố vào tháng 10/2020, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có khả năng làm tăng tới 15% số ca tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới. Đơn vị này cũng bày tỏ quan ngại về tương quan giữa việc liên tục phơi nhiễm trong môi trường không khí ô nhiễm với tình trạng suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể trước virus.
Không khí trong nhà có đủ an toàn?
Theo nghiên cứu từ dự án “Đánh giá ô nhiễm không khí trong nhà và bệnh hô hấp mạn tính”, thời gian con người ở trong nhà nhiều hơn ngoài trời, nên thời gian phơi nhiễm cũng dài hơn. Bên cạnh đó, có những loại chất khí ô nhiễm tích tụ mà con người không hình dung được. Kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà có liên quan đến bệnh hô hấp mạn tính của người cư ngụ.
Ô nhiễm không khí trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu. |
Nhà phố hay căn hộ chung cư cao tầng đều có thể phải đối mặt nguy cơ ô nhiễm không khí do các tác nhân bên ngoài và bên trong. Nguồn gây ô nhiễm có thể đến từ khí thải bếp gas, các hoạt chất hữu cơ dễ bay hơi như chất tẩy rửa, bụi mịn, mùi hôi, ẩm mốc, lông động vật…
Ngoài ra, việc người dân lo ngại trước dịch bệnh nên luôn đóng kín cửa nhà, cửa phòng cũng khiến môi trường sống biến thành những chiếc hộp tích tụ vi khuẩn. Việc thông gió không đầy đủ sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm do khí thải cũng như ngăn cản quá trình giải phóng các chất ô nhiễm.
Chủ động cải thiện chất lượng không khí
Đầu tiên, nhà cửa phải được vệ sinh thường xuyên, lau chùi và hút bụi đều đặn để hạn chế sự lưu cữu của bụi, ngăn vi khuẩn tích tụ và phát triển. Ngoài ra, việc thông gió cũng cần đảm bảo tạo sự luân chuyển không khí và hạn chế nấm mốc. Gia chủ có thể trồng một số loại cây có khả năng hấp thụ CO và CO2 như lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, vạn lộc… để làm sạch không khí một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, việc sử dụng máy lọc không khí để tạo ra môi trường trong lành, an toàn cho sức khỏe cũng là lựa chọn của nhiều gia đình. Về cơ bản, các sản phẩm máy lọc không khí cần đảm bảo có hệ thống bộ lọc gồm: Bộ lọc thô (loại bỏ bụi bẩn, lông thú…), bộ lọc HEPA (loại bỏ phấn hoa, khói, bụi mịn, hoạt chất dễ bay hơi…) và bộ lọc than hoạt tính (loại bỏ mùi hôi, giúp không khí luôn trong lành).
Máy lọc không khí Carrier của Mỹ đang là giải pháp được nhiều hộ gia đình lựa chọn. |
Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng cao về chất lượng không khí trong nhà, các công nghệ lọc ưu việt hơn đã ra đời. Đơn cử trong số đó là dòng máy lọc không khí thông minh của Carrier - một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp giải pháp điều hòa và nâng cao chất lượng không khí sạch.
Sản phẩm được tích hợp đèn UV và công nghệ lưới lọc Photocatalyst có khả năng tiêu diệt đa số các loại virus, vi khuẩn cũng như kiểm soát sự lây lan của chúng trong không khí. Đây được coi là giải pháp đột phá từ Carrier nhằm mang đến chất lượng tối ưu cho không khí trong nhà. Độc giả truy cập tại đây để biết chi tiết.