Trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến băng tan, hạn hán, cháy rừng… các vấn đề liên quan đến môi trường ngày càng được đề cao, đặc biệt là việc hạn chế khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.
Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Trong đó, việc sử dụng các nguyên liệu xanh và tiết kiệm năng lượng trong xây dựng mang tính bền vững hơn cả. Nổi bật là kính tiết kiệm năng lượng Viglacera - giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu, xu hướng và nâng tầm phong cách sống.
Điểm cộng cho việc xây dựng nhà bằng kính
Phong cách sống xanh và những thiết kế tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên như ánh sáng, không khí, gió… đang là xu hướng chung của thế giới. Sử dụng kính trong xây dựng giúp hứng trọn ánh sáng từ môi trường thiên nhiên, lưu thông tối đa không khí và gió, khiến cho ngôi nhà luôn mát mẻ, tươi mới. Các vấn đề ẩm, mốc, vi khuẩn dường như được đẩy lùi, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe gia đình.
Thiết kế nhà kính đang là xu hướng phát triển trên thế giới và tại Việt Nam. |
Bên cạnh đó, nhà kính tạo không gian mở, giúp người ở không có cảm giác bị bó buộc và ngột ngạt. Gia chủ còn có thể "giao lưu" với môi trường bên ngoài để tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên, phá bỏ mọi rào cản. Ngoài ra, những mẫu nhà sử dụng kính làm vật liệu bề ngoài còn mang nét hiện đại, sang trọng, giúp nâng tầm phong cách sống.
Lựa chọn và sử dụng kính đúng đắn, thể hiện phong cách sống hiện đại
Với phong cách kiến trúc theo kiểu nhà phố nhiều tầng ở Việt Nam, thiết kế nhà kính được tùy biến để phù hợp điều kiện và môi trường. Do đó, việc lựa chọn đúng loại vật liệu cho công trình và khu vực lắp đặt là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Những nơi ít chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời sẽ được ưu tiên sử dụng loại kính có thế lấy sáng vào không gian bên trong tốt nhất, tạo độ tiện nghi và giảm tiêu thụ điện chiếu sáng nhân tạo.
Mặt khác, với các vị trí có ánh nắng mặt trời thay đổi theo mùa, gia chủ cần ưu tiên lựa chọn loại kính hạn chế bức xạ và cách nhiệt vào mùa hè. Vào mùa đông, ngôi nhà cần bẫy nhiệt để sưởi ấm không gian bên trong, giúp giảm chi phí năng lượng và đảm bảo sức khỏe.
Sử dụng vật liệu kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là một trong những giải pháp đáp ứng nhu cầu xây dựng và thiết kế nhà ở vừa sang trọng, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện tinh thần, sức khỏe…
Sử dụng vật liệu kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là một trong những giải pháp được nhiều gia chủ tin dùng. |
Công nghệ phủ màng mỏng trên kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời của công nghệ này giúp sản phẩm sở hữu nhiều tính năng ưu việt: Hệ số bức xạ thấp, giúp giảm sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào bên trong hoặc sự thất thoát nhiệt từ bên trong ra bên ngoài; hệ số hấp thụ nhiệt (SHGC) nhỏ, giúp ngăn cản phần lớn năng lượng nhiệt truyền từ mặt trời thông qua vách kính.
Ngoài ra, kính tiết kiệm năng lượng Viglacera còn có thể ngăn chặn tối đa các tia bức xạ, cực tím có hại cho sức khỏe, nhưng vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên truyền qua, hoặc có khả năng tự làm sạch, chống bám bụi, đọng sương… Nhờ đó, sản phẩm góp phần tiết kiệm chi phí năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí, song vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa nóng và sưởi ấm vào mùa lạnh.
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đa dạng về chủng loại với độ dày 3-12 mm, sở hữu các gam màu trung tính, xanh biển, xanh lá… phù hợp từng loại công trình và nhu cầu sử dụng. Sản phẩm còn được phủ bởi nhiều lớp với độ dày chỉ vài nano mét (nm), có khả năng cách nhiệt, ngăn chặn 99% tia UV và 79% năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, kính còn giúp công trình tiết kiệm đến 51% chi phí điện năng sử dụng.
Viglacera luôn tự hào là thương hiệu bền vững tại Việt Nam, với các dòng kính tiết kiệm năng lượng cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Hiện nay, kính tiết kiệm năng lượng Viglacera gồm 2 loại phổ biến nhất là Low-E và Solar Control. Một số thông số kỹ thuật được sử dụng để xác định hiệu suất cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng của kính gồm:
Hệ số truyền nhiệt U-value (W/m2.K): Đây là thông số đặc trưng cho sự truyền nhiệt của kính, thể hiện lượng nhiệt ổn định trong một đơn vị thời gian, truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt, với mỗi đơn vị nhiệt độ chênh lệch giữa các môi trường ở mỗi mặt của tấm kính. Hệ số U-value càng thấp, khả năng cách nhiệt của kính càng cao.
Hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC): Đây là tổng lượng nhiệt mặt trời truyền qua trực tiếp và hệ số truyền nhiệt thứ cấp vào bên trong tấm kính. Hệ số SHGC càng thấp, khả năng cản nhiệt của kính càng cao.
Độ truyền sáng (VLT): Đây là lượng ánh sáng chiếu tới và truyền qua tấm kính trong khoảng bước sóng 380-780nm. Độ truyền sáng càng cao, lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà càng cao.