Ngày nay, cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, người nội trợ không chỉ quan tâm đến tính an toàn của các thực phẩm, phương pháp điều chỉnh gia vị để tạo vị ngọt, mà còn chú ý đến cách chế biến sao cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Bột ngọt được sử dụng rộng rãi trong bếp ăn của mỗi gia đình. Vì vậy, nêm gia vị này đúng cách là điều rất nhiều người nội trợ quan tâm.
Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho biết, bản chất bột ngọt là muối của axit amin có tên là glutamate, một thành phần có mặt trong hầu hết các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, hải sản, rau củ quả… Bổ sung thêm bột ngọt vào món ăn sẽ gia tăng thêm thành phần glutamate sẵn có trong thực phẩm, làm món ăn ngon hơn.
Bột ngọt làm món ăn thêm ngon đậm đà. |
Một số lời đồn đại cho rằng nếu nêm nếm bột ngọt ở nhiệt độ cao, thành phần trong bột ngọt sẽ bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Vậy điều này có đúng không và cụ thể thế nào?
Thực tế, về nhiệt độ nấu ăn, do nhiệt độ sôi của từng chất là khác nhau nên nhiệt độ sôi của các món ăn sẽ là nhiệt độ sôi hỗn hợp của các thành phần trong đó. Theo một số nghiên cứu, món luộc, canh có nhiệt độ sôi vào khoảng 130-135 độ C; món dùng bơ như nướng bánh, tạo vỏ bánh mì thì trong khoảng 155-170 độ C; còn món sử dụng dầu để chiên, rán có nhiệt độ lên đến 175-190 độ C. Như vậy, thông thường nhiệt độ nấu ăn ở trong khoảng trên 100-200 độ C. Một vài món ăn dùng những thiết bị nướng đẩy nhiệt độ lên cao để đạt cảm quan cho thực phẩm, tuy nhiên nhiệt độ cũng không vượt quá 250 độ C.
Trong điều kiện nhiệt độ nấu nướng thông thường, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. |
Theo tiến sĩ, bác sĩ Tuyết Mai, trong điều kiện nhiệt độ nấu nướng thông thường, đảm bảo an toàn cho các thực phẩm, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe và vẫn mang lại vị ngon cho món ăn. Do vậy, chúng ta có thể nêm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chế biến món ăn.