Từ lâu, người dân Tây Ninh nói chung và khách du lịch nói riêng đều không xa lạ với truyền thuyết đẹp gắn với loại ốc ẩn sâu trong núi này.
Câu chuyện như sau. Trong số những thanh niên gia nhập quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ có một người tên Lê Sỹ Triệt. Tài cao, chí lớn, yêu nước, anh chia tay người trong mộng là Lý Thị Thiên Hương, lên đường tòng quân.
Sau khi người yêu ra trận, cô gái họ Lý kiên trinh chờ chàng quay về. Trong một ngày tháng Giêng, cô lên núi viếng chùa, cầu bình an cho người yêu. Không ngờ trên đường đi, cô gặp một tên ác bá định ra tay cưỡng bức. Để giữ tròn tiết hạnh, cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Lúc cô rơi xuống núi, những đồng xu cô mang theo rơi ra, vương lại trên các vách núi, biến thành những con ốc nhỏ.
Ốc núi hấp sả với cái ngon lạ của phần thịt cùng vị ngọt thanh của nước dùng. |
Huyền thoại cũng lời đồn khả năng trị bách bệnh khiến loài ốc này rơi vào tầm ngắm của dân sành ăn hay mê tín. Việc tận diệt trong thời gian dài khiến loài ốc này đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Tin vui là một dự án khoa học cách đây vài năm đã nghiên cứu và nuôi thành công giống ốc này tại chính vùng núi Bà Đen.
Ốc núi giống hình đồng xu nhỏ nhắn, tròn trịa. Trọng lượng nhẹ nhưng phần thịt rất đầy, có độ đạm cao. Theo nghiên cứu, do ăn các loại thuốc Nam có trên núi nên thịt ốc có thể trị các bệnh như phong thấp, đau khớp, dạ dày.
Điểm trừ duy nhất là do sống trên núi, ăn rong rêu cùng các loại thảo mộc nên thịt ốc có mùi bùn khiến nhiều người khi mới ăn sẽ không thích. Song đến lần thứ 2-3, thực khách sẽ cảm thấy bị ghiền vì độ giòn, ngon và lạ của loại ốc này.
Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món. Mỗi món có điểm cộng và trừ khác nhau. Đơn giản nhất là hấp mắm sả. Cách chế biến này không chỉ khắc chế thành công mùi bùn ở thịt ốc, mà còn bảo toàn được vị ngọt đặc biệt của dòng ốc này.
Bên cạnh đó, việc xì xụp nước dùng, có đủ vị chua, cay, ngọt, nóng giúp thanh miệng trong lúc thưởng thức các món ốc cay, béo khác cũng thú vị không kém.
Ốc chuối cối với phần vỏ cứng phải đập ra mới có thể chế biến. |
Cách chế biến này cũng giúp việc thưởng thức món ăn trở nên đơn giản hơn. |
Bên cạnh vị thơm, ngọt, giòn, ốc mỏ vịt còn hút khách với vị đắng lạ của phần gan. |
Ốc chuối với phần thịt tràn ra ngoài phần vỏ cứng. |
Ốc gai Quảng Ninh, một loại ốc không được lòng ngư dân cũng khiến bạn bất ngờ với vị ngon khó diễn tả bằng lời. |
Ốc mặt trăng hay ốc mắt ngọc... |
Được kết đôi với rau muống, tỏi phi mang đến cảm giác giòn thanh, béo ngậy. |
Ngoài ốc núi, quán cũng giới thiệu hàng loạt món mới, như ốc cối với đặc trưng lớp vỏ cứng. Khi chế biến, đầu bếp phải đập con ốc làm hai, lấy thịt ra sơ chế, luộc chín, rồi mới cho vào phần vỏ, nướng trên than với mắm ớt. Hơi ít, nhưng phần thịt của loại ốc này dai, ngọt, thơm khá đã miệng.
Nếu thích đầy đặn, bạn có thể chọn ốc chuối (tên gọi xuất phát từ việc phần thịt ốc lồi ra khỏi cả vỏ có tạo hình khá giống trái chuối). Không chỉ nhiều đến tràn ra bên ngoài, thịt ốc chuối còn dòn, ngọt hơn cả thịt ốc giác song không dai như loại ốc này.
Ốc mỏ vịt quyến rũ thực khách với phần gan ốc giòn cùng nhiều dưỡng chất. Để cảm nhận trải nghiệm này, bạn sẽ phải ăn hết cả con ốc. Điều này khiến nhiều người sợ dính sán ốc. Song bạn cứ yên tâm vì không chỉ loại ốc này, mà tất cả món ốc khác tại quán, sau khi sơ chế, đều được luộc chín trong vòng 10 phút, rồi mới chế biến thành các món hấp, luộc, xào hay chiên với thời gian tương tự. Vì thế, nếu có, những con sán này cũng đã bị nấu chín nên hoàn toàn vô hại.
Địa chỉ: 43 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q. 3, TP. HCM.
Quán bán từ 8h - 14h và 16 - 23h hàng ngày.