Du học bậc phổ thông thường không yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL, SAT… như hầu hết trường cao đẳng, đại học (ở Mỹ có nhiều trường trung học yêu cầu IELTS/TOEFL). Tuy khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh vẫn được xét đến nhưng đây rõ ràng là thuận lợi lớn cho học sinh. Thay vì nỗ lực trau dồi tiếng Anh ở Việt Nam, học sinh sẽ dễ dàng cải thiện ngoại ngữ này khi hòa nhập vào môi trường học tập và giao tiếp ở nước ngoài.
Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng có nhiều khác biệt so với các nước phát triển, ít chú trọng thời gian rèn luyện văn - thể - mỹ và hoạt động ngoại khóa, cộng đồng, câu lạc bộ…
Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa là yếu tố giúp du học sinh dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. |
Với chương trình học thuật nặng như hiện nay, học sinh THPT ở Việt Nam khó đạt điểm cao trên học bạ để lựa chọn trường tốt khi du học cao đẳng, đại học. Ngoài ra, học sinh hầu như không có thời gian, điều kiện để tham gia văn nghệ, thể thao hay hoạt động cộng đồng, vốn là điểm cộng trong hồ sơ xin học bổng du học và giúp các em dễ hòa nhập môi trường mới.
Chị Nguyễn Hồng Hà, diễn giả thường kỳ của chương trình “Nhịp cầu du học” khẳng định: “Lớp 9-10 là thời điểm lý tưởng để học sinh bắt đầu du học, như vậy trẻ có thời gian làm quen dần với phong cách học tập ở nước ngoài và rèn luyện tiếng Anh để tự tin bước vào đại học”.
Bên cạnh đó, khả năng tài chính cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn du học phổ thông, vì thời gian kéo dài qua nhiều bậc học sẽ khiến số tiền đầu tư có thể lên đến vài tỷ đồng.
Nếu muốn du học sớm nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép, bạn có thể chọn hệ dự bị đại học ở các quốc gia có nền giáo dục theo chuẩn Anh. Ở hình thức này, học sinh đi du học sau khi xong chương trình lớp 11, hoàn tất một năm dự bị sẽ vào thẳng năm nhất đại học.
Ở Mỹ, một số tiểu bang có hệ cao đẳng kép nhận học sinh từ 16 tuổi, nghĩa là học sinh sẽ hoàn thành chương trình phổ thông tại trường và học tiếp lên cao đẳng, sau đó được liên thông vào 2 năm cuối ở đại học. Có rất nhiều du học sinh Việt Nam đã chọn học chương trình cao đẳng kép này tại bang Washington, Mỹ và chuyển tiếp thành công vào đại học. Tuy nhiên, học sinh cần xác định đúng ngành nghề mình yêu thích ngay thời điểm bắt đầu du học.
Phụ huynh và học sinh nên chuẩn bị tài chính tốt khi có ý định du học. |
Tùy từng quốc gia, du học bậc phổ thông có thể yêu cầu chứng minh tài chính bằng tài sản tích lũy hoặc thu nhập hợp pháp hàng tháng của gia đình. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho phụ huynh.
Hiện chỉ có Australia áp dụng chương trình xét duyệt visa du học Streamline cho bậc trung học hoặc dự bị đại học mà không cần chứng minh tài chính đối với những trường hợp có chỉ số rủi ro không vượt quá mức quy định. Chỉ số rủi ro của Việt Nam vừa được nâng hạng từ cấp độ 3 lên 2 vào ngày 27/9, giúp mở rộng đáng kể số trường Australia thuộc diện Streamline cho học sinh Việt.
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tâm lý. Cả phụ huynh và học sinh cần trang bị sẵn tâm lý sống xa người thân trong thời gian dài, với riêng các bạn trẻ, trau dồi kỹ năng sống tự lập là điều cần thiết.
Hiện các trường ở nước ngoài đều có ký túc xá hoặc dịch vụ homestay (ở trọ với gia đình người bản xứ) đảm bảo điều kiện sống an toàn, thuận lợi cho học sinh. Tuy vậy, du học sinh vẫn cần biết sắp xếp việc học và sinh hoạt sao cho hiệu quả, lành mạnh và bổ ích.
Để tìm hiểu về điều kiện đầu vào, ngành nghề đào tạo và chương trình học bổng của các trường, cũng như được tư vấn lộ trình du học hợp lý, hiệu quả, độc giả có thể tham gia Triển lãm du học quốc tế Mỹ, Canada, Australia và New Zealand (trung học, cao đẳng, đại học).
Chương trình diễn ra từ 17h30 đến 20h30 ngày 12/10 tại khách sạn Kim Đô, 133 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Ngoài cơ hội trao đổi trực tiếp với đại diện các trường đến từ 4 nước Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, khách tham dự triển lãm sẽ được nhận nhiều quà tặng hấp dẫn: hỗ trợ/tặng lệ phí visa, ba lô StudyLink, tai nghe Bluetooth…
Độc giả xem thêm thông tin về triển lãm và đăng ký tham dự tại đây.