Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nền kinh tế vũ trụ toàn cầu nở rộ

Bất chấp tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm trong thời gian qua, ngành công nghiệp vũ trụ vẫn cho thấy tiềm năng phát triển lớn.

Các thỏa thuận đầu tư hạt giống vào ngành công nghiệp không gian đã tăng 55% trong năm vừa qua. Ảnh: Immarsat.

Bất kỳ ai muốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ vào lúc này đều có nhiều lựa chọn. Bất chấp sự suy giảm của dòng vốn đầu tư toàn cầu vào năm 2022, khu vực tư nhân của ngành kinh tế vũ trụ vẫn có những bước đi vững chắc nhờ vào các công nghệ mang tính đột phá như tên lửa có khả năng tái sử dụng và vệ tinh giá rẻ.

Đó là nhận định của Steve Jacobs, người đứng đầu bộ phận công nghệ cao của quỹ đầu tư mạo hiểm Lakestar tại châu Âu. Phát biểu tại hội nghị Đầu tư Không gian của Financial Times vào tuần trước, ông Jacobs mô tả "xu hướng hoạt động lớn", được dẫn dắt bởi một thế hệ các doanh nhân khởi nghiệp mới - lấy cảm hứng từ những thành công mà các công ty như SpaceX, RocketLab đã đạt được.

Theo dữ liệu từ Seraphim Space Index, số lượng các thỏa thuận đầu tư hạt giống trong một năm qua tính đến tháng 3 đã tăng 55%, mặc dù số vốn đăng ký đã giảm so với năm trước đó.

Pierre Festal, lãnh đạo quỹ đầu tư Promus Ventures, cho biết ông đang thấy một cộng đồng khởi nghiệp năng động trong lĩnh vực không gian. "Đây là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của hệ sinh thái này. Có rất nhiều đội ngũ xuất phát từ SpaceX và các công ty khác. Hệ sinh thái không gian mới này đã trưởng thành hơn nhiều so với 2 đến 3 năm trước", ông nhận định.

Đây là một dấu hiệu lạc quan, đặc biệt khi 12 tháng qua là khoảng thời gian tương đối bất ổn cho ngành công nghiệp không gian. Khoảng thời gian trên bắt đầu với sự tụt dốc trong giá cổ phiếu của những doanh nghiệp muốn nhanh chóng xuất hiện trên thị trường chứng khoán, và kết thúc bằng sự tan rã của công ty Virgin Orbit.

Diện mạo của ngành công nghiệp không gian

Đối với những doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực thám hiểm không gian, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng lớn hơn. Tại hội nghị của Financial Times, Keith Crane - chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Chính sách Khoa học và Công nghệ - cho biết tổng giá trị thị trường phóng tàu vũ trụ đã sụt giảm so với năm 2013 do chi phí rẻ hơn cho mỗi lần phóng.

Để đối phó với những áp lực trên, các công ty trong ngành công nghiệp không gian sẽ củng cố vị thế của mình, thông qua quá trình sáp nhập hoặc mua lại những dịch vụ và sản phẩm cụ thể từ những doanh nghiệp khác.

nen kinh te khong gian anh 1

Đối diện với áp lực cạnh tranh lớn hơn, những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực không gian có thể củng cố vị thế thông qua việc mua lại các đối thủ cạnh tranh. Ảnh: Reuters.

Vào 2 tuần trước, ViaSat đã hoàn tất thỏa thuận mua lại công ty Inmarsat của Anh. RocketLab - doanh nghiệp mới duy nhất có khả năng thách thức vị thế thống trị của SpaceX - đã mở rộng hoạt động sang chế tạo vệ tinh và dịch vụ trên quỹ đạo.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh như chụp ảnh Trái Đất, họ buộc phải củng cố vị thế để phát triển trong bối cảnh các khoản đầu tư bổ sung ngày càng khan hiếm.

Viễn cảnh đáng lo ngại

Việc các công ty lớn độc chiếm thị trường vũ trụ sau giai đoạn khó khăn này đang khiến các nhà hoạch định chính sách cảm thấy lo lắng. Theo một cố vấn cho các cơ quan quản lý và chính trị gia Mỹ, giới lãnh đạo nước này bắt đầu đặt ra câu hỏi về quá trình củng cố vị thế của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không gian.

Theo đó, Mỹ có sự phụ thuộc lớn vào SpaceX trong các vụ phóng tàu vũ trụ. Trong khi đó, các vệ tinh Starlink của doanh nghiệp này là hệ thống lớn nhất trên thế giới và một nhà cung cấp dịch vụ quan trọng cho chính phủ Mỹ.

Ngay cả khi tên lửa đẩy hạng nặng New Glenn của công ty Blue Origin đi vào hoạt động, phương tiện này cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thách thức vị thế thống trị của SpaceX, đặc biệt trong bối cảnh công ty của tỷ phú Elon Musk sắp ra mắt tàu vũ trụ Starship.

nen kinh te khong gian anh 2

Các sản phẩm như tên lửa đẩy New Glenn của công ty Blue Origin được kỳ vọng sẽ thách thức vị thế thống trị của tập đoàn SpaceX. Ảnh: Blue Origin.

Các chính phủ cũng có quyền lực nhất định. Không gian không phải là một ngành công nghiệp thương mại thuần túy. Các doanh nghiệp vẫn dựa nhiều vào hợp đồng từ các chính phủ. Các đối thủ cạnh tranh có thể được tạo ra. Quy định hoạt động trong lĩnh vực không gian cũng đóng một vai trò quan trọng.

Hơn thế nữa, giá trị kinh tế của ngành công nghiệp vũ trụ không nằm ở cơ sở hạ tầng mà đến từ những mô hình kinh doanh mới được tạo ra. "Ngành công nghiệp vũ trụ tạo ra doanh thu bằng cách nào? Lợi nhuận sẽ đến từ hoạt động phân tích dữ liệu.

Cơ sở hạ tầng như tên lửa, vệ tinh hay những vụ phóng chỉ là phương tiện để thu thập những dữ liệu cần thiết", Dylan Taylor, nhà sáng lập Voyager Space Holdings phân tích.

Theo Chad Anderson, nhà sáng lập quỹ đầu tư Space Capital, các thị trường ngách như trên sẽ khó bị thống trị hơn. "Có vô số ngành kinh tế mới có thể được sinh ra từ các hoạt động trên không gian, từ bảo hiểm cho đến cải thiện năng suất nông nghiệp", ông cho biết.

Dữ liệu từ Seraphim cho thấy dòng vốn đầu tư bắt đầu chảy vào các thị trường ngách trên và nền kinh tế không gian. Việc các chu kỳ kinh doanh gồm sự gián đoạn, tăng trưởng nhanh chóng và củng cố vị thế đang diễn ra trong nền kinh tế vũ trụ là một dấu hiệu lạc quan.

"Những xu hướng trên cho thấy không có điều gì bí ẩn về không gian. Chu kỳ ổn định này sẽ nâng cao nhu cầu đầu tư và dẫn tới việc khám phá những công dụng mới của vũ trụ", Craig Brown, giám đốc đầu tư của Cơ quan Vũ trụ Anh khẳng định.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Trung Quốc sắp đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên vũ trụ

Văn phòng Công trình hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết nước này sẽ gửi phi hành gia dân sự đầu tiên vào không gian tới trạm vụ trụ Thiên Cung vào ngày 30/5.

5 phát hiện trong cuộc gặp của ủy ban điều tra UFO do NASA thành lập

Một ủy ban của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nghiên cứu 800 báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) nhận định rằng chỉ một vài trường hợp là không thể giải thích được.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

An Bình

Bạn có thể quan tâm