Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngã từ ban công và những nguy hiểm khi trẻ ở nhà

Trẻ ở nhà không an toàn như người lớn nghĩ. Các em có thể đối mặt với những nguy hiểm từ các vật dụng trong nhà hoặc ngã cầu thang, rơi từ ban công.

Nga tu ban cong anh 1

Rơi từ ban công: Theo WHO, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỷ lệ trẻ em ngã chết cao nhất thế giới. Rơi ngã cũng là một trong 12 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5 đến 9 tuổi, trong đó, rơi từ nơi cao như ban công chiếm 66%. Theo Kiddy123, trẻ rơi từ ban công do cha mẹ chủ quan, nghĩ con không thể chui lọt qua các thanh chắn hay leo qua lan can. Ảnh: Parenting.

Nga tu ban cong anh 2

Bị thương do vật sắc nhọn: Mọi gia đình đều có vật sắc nhọn trong nhà. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho con. Họ phải luôn để dao, nĩa hay các vật nhọn khác khỏi tầm tay trẻ em. Đồ dùng từ sứ, thủy tinh cũng là mối nguy hiểm khi rơi, vỡ xuống sàn nhà, tạo thành vật sắc, có thể khiến trẻ bị thương. Ảnh: Mommybites.

Nga tu ban cong anh 3

Uống nhầm hóa chất: Những hóa chất nguy hiểm cho trẻ thường xuất hiện trong nhà vệ sinh, phòng bếp như nước giặt, nước tẩy bồn cầu, nước rửa chén. Ngoài ra, các chất tẩy rửa khác, sơn, dầu máy cũng đe dọa sự an toàn của trẻ khi ở nhà. Chúng có thể gây kích ứng da trẻ hoặc nguy hiểm hơn nếu trẻ uống nhầm. Ảnh: Medicalnewstoday.

Nga tu ban cong anh 4

Ngạt thở: Trẻ thường tò mò với thế giới xung quanh và thích bỏ các đồ vật tìm thấy trong nhà vào miệng, dẫn đến ngạt thở. Do đó, cha mẹ nên bỏ thời gian để dọn dẹp nhà cửa, lau sạch bụi, thu thập những vật nhỏ dễ bỏ sót như ốc vít, cúc áo, bi… Ảnh: Shutterstock.

Nga tu ban cong anh 5

Ngã cầu thang, cửa sổ: Tương tự nguy cơ từ ban công, trẻ có thể rơi khỏi cửa sổ hay ngã cầu thang khi khám phá trong nhà. Vì thế, cha mẹ nên đảm bảo cửa sổ luôn đóng khi họ không thể tập trung trông con hoặc chỉ mở phần trên của cửa sổ, nơi trẻ không thể nào trèo lên. Ngoài ra, họ nên lắp thêm lan can cầu thang khi nhà có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ảnh: Getty Images.

Nga tu ban cong anh 6

Cho tay vào ổ điện: Trẻ chưa nhận thức hết sự nguy hiểm từ điện, thậm chí không biết ổ điện là gì nên có thể cho ngón tay vào đó. Vì thế, để giữ an toàn cho con, phụ huynh cần đảm bảo ổ điện ở ngoài tầm tay trẻ hoặc dùng nút bịt ổ điện. Ngoài ra, để tránh các mối nguy từ thiết bị điện, gia đình nên cho chạy dây điện trên cao hoặc dán cố định vào sàn nhà hay phía sau thiết bị, đảm bảo trẻ không thể chơi đùa với chúng. Ảnh: Shutterstock.

Nga tu ban cong anh 7

Bị tủ đè: Trong lúc chơi đùa, trẻ có thể làm đổ các vật dụng như tủ, bàn, ghế, TV và bị đè hay va vào người. Do đó, người lớn nên cố định các vật dụng lớn, dễ đổ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm từ các góc nhọn ở các đồ vật hay kẹt tay ở cửa. Vì thế, cha mẹ nên khép hoặc mở cửa hoàn toàn, bọc các góc ở bàn, ghế, tủ. Ảnh: Shutterstock.

Nga tu ban cong anh 8

Bị thú cưng cắn: Nhiều gia đình coi thú cưng như một thành viên trong nhà nên thường bỏ qua mối nguy hiểm này. Trong khi đó, thú cưng bản chất vẫn là động vật và có thể cắn người khi nổi cáu hay bị đối xử sai cách. Vì thế, cha mẹ không được để con chơi một mình với thú nuôi. Ảnh: Devaughnjames.

Cách giúp trẻ lấy lại tinh thần trước khi trở lại trường học

Nhiều tỉnh, thành lên kế hoạch đón học sinh trở lại lớp. Các nhà tâm lý khuyên cha mẹ cần lưu ý những mẹo sau để khuyến khích trẻ "khôi phục" tinh thần học tập.

Bách Linh

Bạn có thể quan tâm