Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngã vào chậu nước nóng, bé 3 tuổi bỏng nặng

Gia đình bệnh nhi cho biết bé T. không may ngã vào chậu nước nóng. Vùng tay, ngực, bụng xuất hiện nhiều nốt phỏng nước.

Sáng 28/3, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi L.Đ.T. (3 tuổi) bị bỏng nhiều vùng trên cơ thể. Gia đình cho biết bé T. không may rơi vào chậu nước nóng. Vùng tay, ngực, bụng xuất hiện nhiều nốt phỏng nước.

Trẻ được sơ cứu và chuyển lên phòng phẫu thuật, bác sĩ chẩn đoán bỏng nước sôi độ 2-3, diện tích 25% cơ thể.

Tại phòng phẫu thuật, trẻ được cắt lọc vảy da, vảy tiết vùng ngực, bụng, cánh tay, cẳng bàn tay hai bên. Sau đó, bác sĩ băng toàn bộ vùng bỏng.

Bong nang vi nga vao nuoc nong anh 1

Bác sĩ chẩn đoán trẻ bỏng nước sôi độ 2-3, diện tích 25% cơ thể. Ảnh: BVCC.

Hiện tại, sức khỏe của bé đã tạm ổn định, được chăm sóc tại khoa Ngoại và Chuyên khoa bệnh viện.

Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt cho biết đối với trẻ em, các loại bỏng đều gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém.

Da của các em rất dễ bị hoại tử, dẫn đến nhiễm trùng máu. Trẻ bị bỏng nước sôi độ 1-2 nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa...) ngoài tầm tay trẻ.

Khi nấu ăn, cha mẹ nên nhớ luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong để tránh va quệt. Bạn không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh. Nếu tắm chậu cho trẻ, phụ huynh cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé. Đừng để một phút lơ là trong việc chăm sóc con làm thay đổi cuộc đời của trẻ.

Những điều bệnh nhân ung thư nên làm để bảo vệ mình trong mùa dịch

Người bệnh ung thư với tình trạng suy giảm miễn dịch cần thận trọng trong giai đoạn dịch Covid-19 đang hoành hành. Bạn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm