Năm 2024, các lĩnh vực thuộc ngành truyền thông - giải trí tại Việt Nam như phim ảnh, game, hoạt hình ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Theo ghi nhận, ngành game đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng, đứng thứ 5 toàn cầu. Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu ngành game đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2030.
Cơ hội lớn và thách thức mới cho nhân lực sáng tạo
Bên cạnh sự phát triển của ngành game, ngành phát thanh - truyền hình cũng đạt doanh thu hơn 12.500 tỷ đồng. Box Office Vietnam báo cáo, doanh thu phim Việt nửa đầu năm 2025 đã vượt mốc 1.500 tỷ đồng, với loạt tác phẩm ăn khách như Thám tử Kiên, Lật mặt 8, Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối...
Truyền thông - giải trí không còn là “ngành phụ”, mà trở thành một trong những trụ cột kinh tế, mở ra cánh cửa nghề nghiệp lớn cho người trẻ đam mê sáng tạo nội dung, kỹ xảo, hoạt hình và game.
![]() |
Hiệp hội VAVA được thành lập cùng sự đồng hành của Đại sứ quán Pháp là minh chứng cho tiềm năng phát triển của nền công nghiệp sáng tạo trong nước. |
Anh Võ Huy Giáp - Giám đốc đào tạo Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC - chia sẻ: “Khán giả không chỉ cần nội dung hay mà còn kỳ vọng sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, kỹ xảo tinh tế. Do đó, nếu muốn đứng vững trên thị trường, các nhà sản xuất phải đầu tư mạnh vào đội ngũ hậu kỳ”.
Dự báo đến đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 30.000 nhân lực cho ngành này. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Nơi đào tạo bài bản và kết nối thực tiễn
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu về Kỹ xảo điện ảnh (VFX), Diễn hoạt 3D (3D Animation), Đồ họa game (Game Art & Design). Học viện được thành lập tại Việt Nam từ năm 2019, trực thuộc Tập đoàn Aptech toàn cầu.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Học viên được hướng dẫn, thực hành trực tiếp bởi đội ngũ giảng viên chất lượng. |
Chương trình học 24 tháng, 80% thời lượng dành cho thực hành. Môi trường học mô phỏng studio thật, giúp học viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Học viên thực hành với máy cấu hình cao, bảng vẽ điện tử, phim trường giả lập... dưới sự hướng dẫn của giảng viên là chuyên gia trong ngành.
Ông Đinh Trí Dũng - Giám đốc Học viện MAAC - chia sẻ: “Trong ngành giải trí, đặc biệt khi AI bùng nổ, kiến thức cơ bản lcàng trở nên quan trọng. Sở hữu nền móng vững chắc sẽ giúp bạn tiếp nhận kiến thức mới dễ dàng. MAAC, với bề dày kinh nghiệm 25 năm, đến từ cường quốc về kỹ xảo và hoạt hình Ấn Độ, sở hữu đội ngũ giảng viên cùng chương trình được thiết kế với cấu trúc toàn diện, bài bản giúp bạn đi đúng hướng, bổ trợ cho công việc trong tương lai”.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Buổi bảo vệ đồ án của học viên cùng giảng viên MAAC. |
Không chỉ mang đến môi trường thuận lợi để học viên phát triển toàn diện, MAAC còn kết nối trực tiếp với hơn 200 studio hàng đầu tại Việt Nam như Sparx*, GlassEgg, Step One, CG Record, Synapse… Học viên tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, hành trình phát triển của các chuyên gia và đúc kết được kiến thức thực tiễn thông qua chương trình talkshow, workshop, company tour... được tổ chức liên tục 2 lần/ tháng.
Từ năm 2022, MAAC đã chào đón những lứa học viên tốt nghiệp đầu tiên. Cho đến nay, MAAC cung cấp hàng trăm nhân sự chất lượng cao cho ngành công nghiệp giải trí. Họ đang dần hình thành thế hệ VFX, 3D artist mới, từng bước tạo dấu ấn lên ngành truyền thông - giải trí trong nước.
Nổi bật là Đinh Hoàng Long - cựu học viên và hiện là giảng viên tại MAAC, với các tác phẩm như Địa đạo, Hi-Five, Sweet home, The witch’s dinner…, hay Phạm Anh Quí với các MV triệu view như Dù cho tận thế (Erik), Bê tráp (Trang Pháp), Không ra gì (Trúc Nhân)…
![]() |
Cựu học viên Đinh Hoàng Long (ngoài cùng trái) trong chương trình phân tích các kỹ thuật VFX đã áp dụng trong phim Địa đạo. |
Nhằm giúp tài năng trẻ phát triển bản thân trong lĩnh vực VFX, 3D Animation, Game Art, Học viện MAAC trao cơ hội để các bạn trẻ chứng minh tài năng, qua đó giành được học bổng với trị giá lên đến 50% học phí toàn khóa.
Sau tốt nghiệp, học viên nhận bằng Advanced Diploma, có giá trị ở hơn 20 quốc gia và cơ hội liên thông du học tại Middlesex University (Anh), Vancouver Centre for Entertainment Arts (Canada), Lincoln University (Malaysia).