Câu 1. Ngày nào được xem là quan trọng nhất trong dịp Tết?
Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", Tết Nguyên Đán gồm 3 ngày: Mùng 1, mùng 2, mùng 3. Trong 3 ngày này, mùng 1 được xem là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết. |
Câu 2. Người Việt thường kiêng gì vào sáng sớm mùng 1 Tết?
Vào sáng mùng một Tết, người Việt cổ thường có quan niệm kiêng quét nhà với mong muốn không muốn tài lộc hao tổn; kiêng đi ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng tân niên; ngoài ra trong tín ngưỡng dân gian người Việt, ngày này nên tránh cãi nhau để khỏi xui xẻo. |
Câu 3. Theo quan niệm dân gian, mùng 1...?
Theo phong tục dân gian của người Việt, mùng 1 tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. |
Câu 4. Mùng 2 Tết, đàn ông chuẩn bị lập gia đình sẽ đi đâu?
Mùng hai tết mẹ, những người đã lập gia đình sẽ về thăm bố mẹ, còn những chàng trai chuẩn bị cưới vợ phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc tết theo tục “đi sêu”. Đến ngày mùng 3 tết thầy, học trò sẽ có tục đến chúc tết thầy cô của mình. |
Câu 5. Từ còn thiếu trong câu: “thịt lợn, …, câu đối đỏ”?
“Thịt lợn, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là những thứ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt trước đây. |
Câu 6. Món ẩm thực phổ biến của đồng bào Nam Bộ trong dịp Tết?
Thịt kho trứng là món ẩm thực phổ biến của đồng bào Nam Bộ trong dịp Tết. Để chế biến món này, người ta thường sử dụng thịt ba chỉ (ba rọi), trứng vịt (gà), nước dừa, cùi dừa và các gia vị thông dụng khác. |
Câu 7. Để đón giao thừa, các gia đình thường làm mấy mâm cỗ để cúng?
Để cúng Giao thừa người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm để cúng Thiên Địa ở khoảng sân trước nhà. |
Câu 8. Mân ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho?
Người Việt thường có mâm ngũ quả để thờ vào dịp Tết, bao gồm 5 loại quả tượng trưng cho “Ngũ hành”. Theo triết học cổ đại Trung Quốc, tất cả sự vật đều được phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản tượng trưng cho năm trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó chính là thuyết ngũ hành. |