So với những quốc gia sở hữu truyền thống lâu đời về sản xuất bia, nghệ nhân ủ bia tại Việt Nam vẫn được xem là một “nghề lạ”. Tại nước ta, Sabeco là một trong số ít doanh nghiệp đề cao tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển các nghệ nhân nấu bia lành nghề người Việt.
Để có được sản phẩm bia chinh phục khẩu vị của người Việt, Sabeco từ những ngày đầu đã tập trung đào tạo đội ngũ brewmaster (chuyên gia ủ bia) vững mạnh với hơn 50 người được đào tạo bài bản tại nhiều trung tâm uy tín trên thế giới như Viện bia Berlin (Đức), Viện kỹ thuật Siebel (Mỹ), Doemens Academy (Đức)... Không những vậy, Sabeco còn kiến tạo một cộng đồng nơi các chuyên gia trong hệ thống cùng chia sẻ. Họ không chỉ là đồng nghiệp, mà còn như một gia đình, ấp ủ tình yêu chung với bia cùng với niềm khao khát nâng tầm vị thế của hương vị bia Việt trên bản đồ quốc tế.
Góc nhìn thú vị từ người trong cuộc
Nhiều người vẫn thắc mắc “Một ngày của nghệ nhân ủ bia tại Bia Saigon sẽ bắt đầu như thế nào”. Với anh Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng phòng xưởng nấu lên men tại Sabeco, anh không xem mỗi ngày đến nhà máy của mình là công việc đơn thuần. “Bia vừa là công việc, vừa là sự nghiệp cả đời. Hàng ngày, tôi đến công ty chính là để theo đuổi đam mê tạo ra vị bia huyền thoại, trải nghiệm một lần là nhớ mãi”, anh Dũng chia sẻ.
Anh Dũng “chiều chuộng” từng chai bia như người yêu. |
Gắn bó với công việc này hơn mấy thập kỷ, bia trong anh giống như một “cô người yêu” khó chiều, lúc nào cũng khiến anh phải tìm tòi và khao khát chinh phục. Bởi công việc này đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và tỉ mỉ, nên ví von như thế cũng là cách anh tự khơi lên niềm vui và nguồn cảm hứng sáng tạo trong mình. Anh Dũng nói thêm: “Tôi thường hay nói vui với các anh em, men bia cũng như phụ nữ. Càng đặt nhiều yêu thương, tình cảm càng ngọt ngào. Hãy dành thời gian và tâm huyết cho men bia cũng nhiều như dành cho người yêu”.
Trong khi đó, với những “bóng hồng”, sự tinh tế và nhạy cảm của người phụ nữ như được phát huy tối đa để họ có những cảm nhận khác biệt về công việc ủ bia. Chị Võ Thị Thanh Hà - Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển tại Bia Saigon - cho biết chỉ khi là một nghệ nhân nấu bia, chị mới được vận dụng tất cả bản năng và sự nhạy cảm của người phụ nữ để cảm và hiểu tường tận công việc mình đang làm.
“Ngôn ngữ của bia toát lên từ những điều rất nhỏ bé và tinh tế: Sắc thái, hương vị của từng nguyên liệu… Nếu là phụ nữ, có lẽ nghệ nhân nấu bia còn hiểu bia hơn cả hiểu chồng”, chị Hà nói vui.
Riêng chị Trần Lê Hoa - Giám đốc kiểm soát chất lượng, công việc ấy trở thành một điều thân thuộc như thói quen hàng ngày. Không đặt để quá nhiều suy tư, chị đến với bia như những gì tự nhiên và đơn giản nhất. “Mỗi công đoạn đều ảnh hưởng đến chất lượng và tầng hương vị của mỗi loại bia. Bởi thế, đôi khi tôi thấy mình kiểm tra bia còn kỹ càng hơn cả khi tự ngắm nhìn bản thân trong gương mỗi ngày”.
Chị Hoa “ngắm” bia mỗi ngày còn nhiều hơn ngắm bản thân. |
Những nghệ nhân nâng tầm hương vị bia Việt
Không chỉ đam mê, những nghệ nhân còn dồn hết công sức để mỗi ngày tìm tòi, cải tiến và đưa của bia Việt chinh phục đỉnh cao mới. Nhờ đó, không chỉ được đón nhận tại thị trường nội địa mà bia Việt Nam còn tự hào khẳng định dấu ấn riêng trong lòng người tiêu dùng quốc tế.
Liên tiếp nhiều năm, Bia Saigon đại diện Việt Nam gây tiếng vang tại các giải thưởng uy tín trong khu vực và trên toàn thế giới. Đầu năm nay, Bia Saigon đã vượt qua loạt đối thủ nặng ký để xuất sắc đạt giải Vàng tại Giải thưởng Bia Quốc tế, nối dài chuỗi thành tích của thương hiệu trên đấu trường quốc tế.
Các nghệ nhân Bia Saigon đặt mục tiêu “Phá vỡ giới hạn cùng nhau”. |
Không vội mãn nguyện với thành tựu đạt được, những nghệ nhân Việt Nam mỗi ngày vẫn đang tự phá vỡ giới hạn để kết hợp tinh túy dân tộc trong các hương vị mới, từng bước khẳng định khao khát đưa bản sắc Việt Nam vươn ra thế giới và đến với bạn bè 5 châu. Thành quả là, Bia Saigon vị cà phê mới ra mắt năm 2022 đã được vinh danh giải Bạc tại Giải thưởng Bia Quốc tế vừa qua.