Các cầu thủ Morocco ăn mừng sau khi đánh bại Tây Ban Nha. |
Ngay khi tiếng còi kết thúc loạt đá luân lưu giữa Morocco và Tây Ban Nha vang lên, phần khán đài của các cổ động viên đến từ châu Phi gần như bùng nổ. Cú sút quyết định của Achraf Hakimi đã đưa đội bóng xứ sở nghìn lẻ một đêm vào tứ kết với chiến thắng 3-0.
Thành tích này xứng đáng với những gì mà Morocco đã thể hiện. Sau khi ăn mừng cùng nhau, các cầu thủ và ban huấn luyện đã đồng loạt quỳ gối, cúi người về hướng người hâm mộ đang hò reo cuồng nhiệt, theo The Guardian.
Trong trận đấu với Bỉ, đoàn quân của Walid Regragui cũng dập đầu xuống đất cầu nguyện, sau đó nhảy lên ăn mừng trước sự bất lực của Courtois - một trong những thủ môn đẳng cấp thế giới.
Đó là một cảnh tượng mạnh mẽ sẽ chạm đến trái tim của hàng triệu người Morocco.
Nghi thức này được gọi là Sajdah Al Shukr trong Hồi giáo để bày tỏ sự biết ơn đến thánh Allah.
Hình ảnh các cầu thủ làm Sajdah đã được ca ngợi rộng rãi và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội.
Kỳ tích
Sau hơn 130 phút rượt đuổi tỷ số đầy nghẹt thở, "những chú sư tử Atlas" là đại diện châu Phi và quốc gia Ả Rập cuối cùng còn đứng vững.
Tiếng trống náo nhiệt ở trên sân khiến Fernando Rapallini, trọng tài người Argentina, cần một cái loa để có thể nghe được.
Thủ môn Bounou, người đã cứu thua Carlos Soler và Sergio Busquets và là một trong chân sút Morocco ở Tây Ban Nha, đứng một góc lấy lại tinh thần sau khi bị đồng đội tung lên cao.
Chân sút Bounou, có chữ “Bono” trên áo đấu, cùng tiền đạo Youssef En-Nesyri đang chơi ở La Liga cho CLB Sevilla, còn cầu thủ dự bị Abdessamad Ezzalzouli, người lớn lên ở xứ sở bò tót từ năm 7 tuổi, thì cống hiến cho CLB Osasuna.
Trong niềm vui chiến thắng, HLV Walid Regragui được các học trò nhấc bổng lên trời. Quốc gia Bắc Phi chỉ vượt qua vòng bảng một lần tại World Cup vào năm 1986.
Mọi thứ trở nên hỗn loạn trước mùa giải khi cựu huấn luyện viên Vahid Halilhodzic bị sa thải và Regragui được đưa về vào cuối tháng 8, chưa đầy 3 tháng đến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Ông liên tục gõ vào đầu mình bằng cả hai tay trong khi chạy như muốn nói: “Điều này có thực sự xảy ra không?”.
Trong lịch sử, Morocco mới 6 lần tham dự World Cup và đây là lần đầu tiên họ có tấm vé bước vào tứ kết.
Hạnh phúc vỡ òa của các cổ động viên Morocco. Ảnh: Showkat Shafi/Al Jazeera. |
Bùng nổ trong cảm xúc
Tại các thành phố trên khắp châu Âu, người dân Morocco háo hức đổ ra đường vẫy cờ và bấm còi inh ỏi để hòa vào sự sung sướng.
“Chúng tôi rất tự hào về những chú sư tử Atlas, họ đã chiến đấu hết mình để đưa đội nhà vào tứ kết”, Niama Meddoun, một cư dân sống tại Rabat, chia sẻ.
Ở Barcelona, thành phố lớn thứ hai của Tây Ban Nha, đám đông cổ động viên tập trung tại khu vực trung tâm, nơi những người hâm mộ "Gã khổng lồ xứ Catalan" ăn mừng các thành tích vang dội, để hò reo trong tiếng trống và đốt pháo sáng.
Trong một số nhà hàng, thực khách nhảy lên bàn, nhấc ghế khỏi không trung để bày tỏ sự phấn khích.
Youssef Lotfi (39 tuổi), một công nhân xây dựng sinh ra ở Casablanca nhưng chuyển đến Tây Ban Nha khi còn nhỏ, cho biết anh cảm thấy yêu cả hai quốc gia.
“Hôm nay là một ngày vui đối với người Bắc Phi và toàn thế giới Ả Rập. Đó là một pha dứt điểm đau tim có thể xảy ra theo cả hai cách”, Lotfi nói.
"Những chú sư tử Atlas" cũng thực hiện nghi lễ cầu nguyện sau trận đấu với “Quỷ đỏ”. Ảnh: Goal. |
Mohammed VI, Quốc vương của Morocco, ca ngợi đội tuyển quốc gia và gửi lời chúc mừng chân thành tới các cầu thủ cùng ban huấn luyện.
“Đây là những người đã cống hiến hết mình và tỏa sáng trong suốt sự kiện thể thao vĩ đại này. Các chân sút đại diện cho hy vọng, ước mơ của người dân ở Morocco, Qatar và trên toàn thế giới”, theo một tuyên bố từ cung điện hoàng gia.
Điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình ăn mừng chiến thắng của Morocco là khoảnh khắc sum họp với gia đình, những cổ động viên lớn nhất với các cầu thủ.
Nhiều người thân của họ được phép ở lại Doha để chia sẻ niềm vui với con trai.
Trong số những vị khách có mặt tại khách sạn West Bay có bố mẹ của tiền vệ Abdelhamid Sabiri và mẹ của Regragui, bà Fatima, người cho đến nay chưa bao giờ rời Paris, chứ đừng nói đến nước Pháp, để theo con trai. Bà cho hay sẽ không quên chuyến đi này vội vàng nhưng đầy ý nghĩa này.
Nhà có nhiều cột
Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.