Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nghỉ việc có ý thức

Ngày càng nhiều người trẻ sẵn sàng nghỉ việc khi nhận ra những giá trị mà công ty hứa hẹn trước đây chỉ là nói suông.

xu huong nghi viec anh 1

Thị trường việc làm hiện tại là một nơi tràn ngập sự hỗn loạn. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang tái định hình các ngành công nghiệp, ảnh hưởng của đại dịch khiến nhiều người xem xét lại điều họ thực sự mong muốn trong công việc.

Không có gì ngạc nhiên khi các xu hướng và hành vi mới xuất hiện ngày càng nhiều.

Trong vài tháng qua, thị trường lao động toàn cầu đã chứng kiến mọi thứ, từ trào lưu "nghỉ việc trong im lặng" (quiet quitting) hay "đại từ chức". Giờ đây, một thuật ngữ đại diện cho xu hướng mới đã xuất hiện: "nghỉ việc có ý thức" (conscious quitting).

Conscious quitting được sử dụng để mô tả làn sóng gia tăng số nhân viên nghỉ việc vì không hài lòng về giá trị công ty họ đang làm việc. Họ nghỉ việc vì "ý thức" được các yếu tố liên quan, bao gồm thông tin xác thực về tính bền vững, đến các chính sách bình đẳng và đa dạng của doanh nghiệp.

Theo Fortune, thay vì ở lại và chỉ hoàn thành vừa đủ phần công việc như các nhân viên "quiet quitting", nhiều người trẻ đang chọn rời bỏ khi không đồng tình với các giá trị mà doanh nghiệp sử dụng lao động hướng tới.

Cán cân quyền lực thay đổi

Theo một nghiên cứu gần đây, xu hướng này đặc biệt phổ biến ở những người trẻ trong độ tuổi 18-24. Nhưng Gen Z không phải nhóm duy nhất quan tâm đến các giá trị của công ty nơi họ làm việc.

Theo kết quả của Net Positive Employee Barometer, 2/3 người lao động Anh (ở mọi lứa tuổi) lo lắng về tương lai của hành tinh và xã hội, muốn làm việc cho một công ty đang cố gắng tác động tích cực đến thế giới.

Phần lớn nhân viên tham gia khảo sát hiện không hài lòng với những nỗ lực của công ty nhằm cải thiện phúc lợi xã hội và môi trường. Gần một nửa cân nhắc nghỉ việc nếu các giá trị của doanh nghiệp không phù hợp với giá trị của họ. 1/3 nhân viên đã từ chức với lý do này.

Nhiều người nói rằng nỗ lực để giải quyết các thách thức về môi trường và xã hội của doanh nghiệp mà họ làm việc là chưa đủ. Họ thấy CEO hoặc các nhà lãnh đạo của mình không quan tâm đến các vấn đề trên.

xu huong nghi viec anh 2

Nhiều người coi trọng giá trị xã hội bền vững mà doanh nghiệp xây dựng. Ảnh minh họa: alexander_suhorucov/Pexels.

"Kỷ nguyên của nghỉ việc có ý thức đang đến gần", Paul Polman, cựu giám đốc điều hành Unilever và là người tham gia thực hiện nghiên cứu, cho biết.

Ảnh hưởng từ đại dịch chính là yếu tố lớn thúc đẩy xu hướng "nghỉ việc có ý thức", khi người lao động có cơ hội nhìn lại giá trị họ tìm kiếm.

"Đại dịch khiến nhiều người có suy nghĩ hoàn toàn khác về công việc", Jeremy Campbell, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn cải thiện hiệu suất Black Isle Group, nói.

Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động sau Covid-19 đã khiến cán cân quyền lực nghiêng về phía người lao động, giúp họ không còn ngậm ngùi chịu đựng mỗi khi có bất đồng với ông chủ.

Jill Cotton, chuyên gia về xu hướng nghề nghiệp tại Glassdoor, cho biết những yếu tố trên làm giảm bớt sự kỳ thị xung quanh chuyện nhảy việc.

"Nhân viên sẽ tự tin hơn để tìm kiếm nơi khác nếu thấy chủ lao động không thực hiện đúng lời hứa hoặc sứ mệnh công ty đã đề ra, hoặc sứ mệnh đó không phù hợp lâu dài với các giá trị cá nhân của họ", Cotton nhận định.

Sự thay đổi cán cân quyền lực mang lại cho người lao động đòn bẩy để yêu cầu thay đổi tại nơi làm việc".

"Do đó, nhân viên sẽ không còn chấp nhận việc ông chủ nói suông về các giá trị cốt lõi, như sự đa dạng và hòa nhập, cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp".

Từ trước đến nay, nhân viên luôn quan tâm đến văn hóa và giá trị của một công ty. “Sự khác biệt là bây giờ, nhân tài có nhiều cơ hội chuyển đổi công ty hơn nếu họ cảm thấy giá trị của mình không còn phù hợp với nơi cũ nữa", Cotton chỉ ra.

Doanh nghiệp cần làm gì

Charlotte Davies, một chuyên gia nghề nghiệp tại LinkedIn, cho biết sự gia tăng ý thức khi nghỉ việc đại diện cho một xu hướng rộng lớn hơn của những người đang muốn rời bỏ vai trò hiện tại.

"Theo nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, hơn 20 triệu người Anh đang cân nhắc thay đổi công việc vào năm 2023, trong đó nhiều nhân viên cảm thấy ảnh hưởng của sự bất ổn về kinh tế, xã hội và môi trường", Davies nói với Stylist.

Cô nói thêm khi xem xét ở các nhóm tuổi khác nhau, có thể thấy những người lao động trẻ tuổi có xu hướng rời bỏ công ty hiện tại nếu nó không phù hợp với các giá trị mà họ theo đuổi. Gen Z đang dẫn đầu.

xu huong nghi viec anh 3

Các công ty cần có sự minh bạch ngay từ đầu để nhân viên hiểu được giá trị cốt lõi cần theo đuổi. Ảnh minh họa: shvets_production/Pexels.

Trong khi môi trường hỗn loạn có thể đang khuyến khích nhiều người tìm kiếm một công việc có tác động tích cực tới xã hội, Davies cảnh báo mọi người không nên hành động quyết liệt trước khi tự mình phân tích.

"Tôi luôn khuyên mọi người nói chuyện với người quản lý của mình ngay từ đầu về mối quan tâm của mình. Có thể công ty của họ đang âm thầm hành động vì môi trường hoặc quyền cá nhân, thậm chí bạn có thể được trao quyền tham gia", Davies nói.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn "nghỉ việc một cách có ý thức", hãy dành thời gian để suy ngẫm về vai trò hiện tại của mình, những kỹ năng bạn có thể mang theo trong một lĩnh vực khác.

Trong một thị trường lao động cạnh tranh, các doanh nghiệp không thể để mất nhân tài.

"Những công ty không chịu chuyển đổi để đáp ứng kỳ vọng sẽ phải chứng kiến nhân viên của mình rời đi. Họ sẽ thất bại trong việc tối đa hóa hiệu suất của những người ở lại và họ sẽ là kẻ thua cuộc trên thị trường", Campbell cảnh báo.

Campbell cho rằng có 3 khía cạnh về giá trị mà mọi công ty hiện đại nên thể hiện: “Họ phải được coi là đang dẫn đầu về giá trị tài sản ròng; công ty cần linh hoạt trong cách tiếp cận cách mọi người làm việc; phải có những người đứng đầu lãnh đạo bằng sự đồng cảm".

Tính minh bạch rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của làn sóng "bỏ việc có ý thức", điều này cần phải được đưa vào mọi bộ phận của doanh nghiệp, từ việc tuyển dụng trở đi.

"Ở một nơi làm việc minh bạch, nhân viên hiểu rõ sứ mệnh của công ty và có thể đưa ra quyết định sáng suốt về sự nghiệp của họ", Cotton nói.

Cảm xúc tiêu cực tuổi 20

The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.

Những người không sợ mất việc, không coi công ty là gia đình

Gen Z, thế hệ chiếm 25% dân số thế giới, đang làm thay đổi mọi khía cạnh từ công việc, lối sống đến cách chi tiêu.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm