Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi nhiều người trẻ chỉ dám ăn trưa ở cửa hàng tiện lợi

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến nhiều dân văn phòng, sinh viên ở Hàn Quốc phải tiết kiệm bằng cách mua những phần ăn trưa siêu rẻ.

Những suất ăn giá rẻ trong cửa hàng tiện lợi được người trẻ lựa chọn. Ảnh: Reuters.

Kim, một nhân viên văn phòng 34 tuổi, nói rằng anh không có nhiều lựa chọn cho bữa trưa, bởi giữa bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mỗi bữa ăn trong nhà hàng tốn ít nhất 10.000 won (7,5 USD).

"Vợ cầm tiền lương của tôi, và chỉ đưa cho tôi khoảng 500.000 won/tháng. Tôi dùng tiền đó để ăn trưa và mua cà phê. Nói cách khác, tôi chỉ có 16.129 won để chi tiêu mỗi ngày. Muốn đủ tiêu, tôi phải cắt giảm tiền ăn trưa", Kim nói với The Korea Times.

Một sinh viên đại học họ Lee (28 tuổi) phải làm việc bán thời gian ở quán cà phê và dạy gia sư để có tiền chi trả phí sinh hoạt cũng như thuê nhà.

Thời gian gần đây, khi giá thực phẩm tăng cao chóng mặt, Lee đã phải cắt giảm tiền ăn ở ngoài bằng cách mua những bữa trưa giá rẻ bán trong cửa hàng tiện lợi.

"Tiết kiệm 5.000 won mỗi ngày cũng là rất tốt. Tôi cần tiết kiệm nhiều hơn để có tiền đi chơi với bạn bè, hẹn hò cùng bạn gái. Điều đó đồng nghĩa với tôi không thể chi quá 10.000 won cho một bữa ăn. Phần cơm trong cửa hàng tiện lợi là lựa chọn tốt nhất", Lee bày tỏ.

Hộp cơm trưa giá rẻ được bán tại các cửa hàng tiện lợi đã trở nên phổ biến đối với những khách hàng trẻ tuổi ở Hàn Quốc, khi giá ăn uống tiếp tục tăng.

khung hoang chi phi anh 1

Các chuỗi bán lẻ, cửa hàng tiện lợi tung ra những gói cơm trưa giá rẻ, dưới 10.000 won. Ảnh: Yonhap.

Lạm phát, khủng hoảng giá cả khiến ngày càng nhiều người đến cửa hàng tiện lợi để mua đồ ăn trưa.

Một chuỗi cửa hàng tiện lợi cho biết doanh số bán hộp cơm trưa mới ra mắt vào ngày 15/2 có giá 4.500 won đã tăng 350% so với các mặt hàng cho giờ trưa tương tự.

Chúng ngay lập tức thu hút được nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng trẻ tuổi nhờ giá cả phải chăng.

Một thương hiệu cửa hàng tiện lợi khác cũng giới thiệu gói cơm trưa 5.000 won.

"Các suất cơm hộp của chúng tôi rẻ nhưng bao gồm nhiều món ăn phụ khác nhau. Chúng rất phổ biến đối với sinh viên và nhân viên văn phòng", đại diện cửa hàng cho biết.

Hãng này cũng đang tăng cường sản xuất hộp cơm trưa để bán tại các cửa hàng tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trẻ tuổi.

Năm 2022, doanh số bán combo đồ ăn trưa của thương hiệu này đã tăng 24,6%. Doanh thu đối với các mặt hàng thực phẩm đơn giản từ ngày 1/1 đến ngày 8/2 năm nay đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí sinh hoạt cao chóng mặt, ngay cả món ăn rẻ nhất như gimbap cũng tăng lên giá, đã khiến nhiều người trẻ Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng.

Từ tháng 9/2022, số liệu thống kê của Hàn Quốc cho thấy chi phí ăn uống trung bình đã tăng vọt 8,8%, một con số cao kỷ lục kể từ tháng 10/1992.

Các chuỗi siêu thị đang quảng cáo món gà rán sẵn với giá dưới 10.000 won để cạnh tranh, tạo ra một đợt "mở cửa hàng". Đây là một thuật ngữ ở Hàn Quốc, dùng để chỉ thời điểm khách hàng ghé vào mua ngay khi cửa hàng mở cửa để có được món hàng mong muốn.

Món gà có tên “Dangdang" được bán với giá chỉ 6.990 won/hộp, đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội, khi nhiều người chia sẻ nỗ lực chờ đợi để mua được món ăn này. Một người thậm chí còn chào bán Dangdang trên cửa hàng đồ cũ trực tuyến.

Cảm xúc tiêu cực tuổi 20

The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.

Thành triệu phú nhờ sở thích thời đại học

Bắt đầu chụp ảnh cho bạn bè để giải trí, Katelyn Alsop (Mỹ) đã biến sở thích đó thành công việc kinh doanh triệu đô.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm