Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nghịch lý học phí đại học ở Mỹ

Chi phí đại học ở Mỹ luôn là chủ đề gây tranh cãi. Hiện tại, không khó để nhìn ra một thực tế - sinh viên nghèo tại Mỹ đang phải trả học phí cao hơn so với sinh viên có thu nhập cao.

Để thu hút sinh viên giàu, trường đại học sẽ ưu tiên học bổng cho các đối tượng này. Ảnh: Unsplash.

Ngay từ khi còn học trung học, Miguel Agyei đã lo lắng về việc làm thế nào để trả học phí đại học. Từng muốn đến một trường cách xa quê hương Illinois nhưng với Agyei, điều đó quá đắt đỏ.

Vì vậy, anh chọn Đại học Bradley (Mỹ) ở gần và tranh thủ làm việc trong suốt mùa hè để chi trả các khoản phí. Tuy nhiên, là vận động viên điền kinh và có nhiều kỷ lục ở đại học, Agyei lại không được nhận học bổng do Covid-19 ảnh hưởng.

Agyei không đủ tiền mua sách giáo khoa, thậm chí anh phải nhờ một nhóm từ thiện để có thể trả tiền thuê nhà. Để trang trải các chi phí khác, trong suốt quá trình học, Agyei phải nhận công việc làm thêm.

“Rất căng thẳng. Tôi đi tập, đến lớp, làm thêm 5-6 giờ, làm bài tập về nhà, đi ngủ, thức dậy và lặp lại công việc đó mỗi ngày”, Agyei, người có khoản nợ sinh viên lên đến 25.000 USD, cho biết.

Sinh viên nghèo phải trả nhiều tiền hơn

Chi phí đắt đỏ, tuy nhiên, Miguel Agyei nhận thấy các hóa đơn từ trường đại học cũng ngày một tăng lên.

Được biết, Đại học Bradley là một trong số gần 700 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ tăng học phí. Việc này gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, một tình trạng dễ nhìn thấy, sinh viên nghèo đang phải trả học phí cao hơn so với sinh viên có thu nhập cao (dữ liệu được The Hechinger Report phân tích).

Theo đó, để thu hút sinh viên giàu, trường đại học sẽ ưu tiên học bổng cho họ. Dần dần, mức học phí thực tế họ phải đóng thường thấp hơn so với sinh viên nghèo.

Không chỉ Đại học Bradley, Montreat College ở Bắc Carolina cũng chuyển sang ưu tiên trao học bổng dựa trên thành tích cho các sinh viên có thu nhập cao. Bằng cách này, trường này đã tăng 42% số tiền thực tế sinh viên nghèo phải bỏ ra để học đại học. Trong khi đó, sinh viên có điều kiện hơn lại được giảm 16%.

Tương tự, Đại học Monmouth ở Illinois cũng tăng chi phí thực của sinh viên thu nhập thấp lên 57%, nhưng chỉ tăng 3% cho những sinh viên có thu nhập cao hơn.

Miguel Agyei cho biết đó chính là cách trường hoạt động. Là sinh viên có thu nhập thấp, họ phải tìm cách để vượt qua nó.

“Nhà trường không thể tiếp tục tăng học phí đối với những sinh viên hầu như không kiếm được tiền. Thật không công bằng", Agyei nói.

Khi chi phí tăng lên, sinh viên nghèo buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản vay sinh viên để trả tiền học đại học. Nhưng cuối cùng, họ phải vật lộn để trả nợ.

Theo The Institute for College Access and Success, những sinh viên nhận trợ cấp của liên bang thường thuộc gia đình có thu nhập từ 40.000 USD trở xuống. Họ có khả năng vỡ nợ cao gấp 5 lần trong vòng 12 năm kể từ khi vào đại học so với những sinh viên cùng lớp có thu nhập cao hơn.

hoc phi dai hoc My anh 1

Chi phí ngày càng tăng, sinh viên nghèo ở Mỹ đối mặt với tình trạng vỡ nợ. Ảnh: CNN.

Khoản trợ cấp không theo kịp chi phí đại học

Một lý do khác khiến sinh viên nghèo cảm thấy chi phí thực tế phải trả tăng nhanh hơn so với sinh viên có thu nhập cao là khoản trợ cấp từ liên bang không theo kịp chi phí của trường đại học.

Những năm 1970, Pell Grants - trợ cấp liên bang cho các sinh viên có thu nhập thấp - chi trả khoảng 69% chi phí đại học cho sinh viên.

Hiện tại, mỗi sinh viên được nhận tối đa 6.895 USD tiền trợ cấp, tăng 15% so với năm 1970. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng lên, số tiền này chỉ còn chi trả được khoảng 25% chi phí.

"Khoản trợ cấp chỉ như lướt qua trên mặt nước, trong khi chi phí tiếp tục tăng lên. Khi Pell Grant không theo kịp chi phí lạm phát, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người cần hỗ trợ. Không chỉ ảnh hưởng đến việc chọn trường, nó còn ảnh hưởng đến quyết định học đại học", ông Justin Draeger, Chủ tịch Hiệp hội Quản trị Tài chính Sinh viên Mỹ, nhận định.

Ngoài Pell Grant, hầu hết tiểu bang của Mỹ cũng có chương trình hỗ trợ tài chính, nhưng trong nhiều trường hợp, các khoản này cũng không theo kịp chi phí đại học ngày càng tăng.

Ví dụ, ở Massachusetts, trong 2 thập kỷ qua, khoản hỗ trợ tài chính của tiểu bang đã bị cắt giảm 47%. Trong khi đó, học phí và lệ phí của các trường đại học và cao đẳng công lập lại tăng tới 59%.

Năm 1988, khoản tài trợ lớn nhất của tiểu bang có thể chi trả 80% chi phí cho sinh viên học trường công lập, nhưng hiện tại, khoản trợ cấp này chỉ đủ chi trả 12%.

Điều đó khiến phần lớn sinh viên thu nhập thấp tại các trường đại học công lập hệ 4 năm không được đáp ứng nhu cầu tài chính.

Trong khi đó, các hỗ trợ tài chính khác của một số tiểu bang đã chuyển hướng ngày càng mang lại lợi ích cho những gia đình có thu nhập cao.

Theo USA Today, tại Louisiana, sau khi học bổng chính của tiểu bang loại bỏ giới hạn thu nhập, các khoản tiền này bắt đầu đổ vào các gia đình có thu nhập cao hơn.

Kể từ năm 2010, 56% người nhận được học bổng có mức thu nhập gia đình từ 150.000 USD trở lên, trong khi các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 USD lại giảm 11%.

Sau khi nhận nhiều chỉ trích, năm ngoái, cơ quan lập pháp và thống đốc bang đã yêu cầu các tiểu bang ngừng báo cáo thu nhập gia đình của những người nhận học bổng.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Lý do sinh viên Mỹ bỏ học đại học

Trong 6 tháng qua, hơn 40% sinh viên Mỹ đã cân nhắc việc bỏ học. Hầu hết đều cho biết lý do liên quan đến sức khỏe tâm thần thay vì vấn đề tài chính hoặc khó khăn trong học tập.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm