Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoài ông Vương Tấn Việt, còn bao nhiêu tiến sĩ 'rởm'?

Đại biểu Quốc hội phản ánh ý kiến cử tri, ngoài trường hợp ông Vương Tấn Việt, còn có bao nhiêu trường hợp sử dụng bằng rởm tương tự và họ đang ở đâu.

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Tiền Phong.

Sáng 26/10, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho biết vừa qua đã xảy ra một hiện tượng xã hội không ai ngờ tới, đó là trường hợp của trụ trì chùa Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Vương Tấn Việt, sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp nhưng sau đó vẫn có bằng đại học, tiến sĩ.

Ông Tuấn băn khoăn không biết bằng cách nào ông này đã đăng ký học và được cấp 2 bằng đại học, một bằng tiến sĩ. Cả 2 bằng đại học đều thuộc hệ đào tạo từ xa và hệ vừa học vừa làm.

Đáng lưu ý, việc sử dụng bằng cấp ba giả chỉ bị phanh phui trên các trang mạng xã hội chứ không phải do chính cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành giáo dục xác minh.

Điều này cho thấy việc quản lý, đào tạo cấp bằng đại học, tiến sĩ của một số cơ sở giáo dục đại học cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Ông Tuấn cho rằng thực tế này đã làm cho nhiều cử tri băn khoăn, lo lắng về uy tín và chất lượng đào tạo cấp bằng của ngành giáo dục hiện nay.

Đại biểu đoàn Trà Vinh cũng phản ánh ý kiến cử tri, cho rằng ngoài trường hợp này còn có bao nhiêu trường hợp tương tự nữa đang tồn tại.

“Những tiến sĩ rởm ấy đang ở đâu? Họ đã và đang làm gì, có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước hay sự phát triển của cộng đồng, xã hội hay không?”, đại biểu nêu.

Từ phân tích trên, ông Tuấn đề xuất Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo kiểm tra công tác đào tạo cấp bằng tiến sĩ, phong chức danh giáo sư, phó giáo sư đảm bảo chất lượng thực chất, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội hiện nay.

Ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Anh năm 2001 tại Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành Luật năm 2019 tại Đại học Luật Hà Nội (văn bằng 2, hệ vừa học vừa làm), được cấp bằng cử nhân loại giỏi.

Theo kết quả xác minh của Bộ GD&ĐT, ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp. Ông Việt cũng đã thừa nhận việc này và tự nguyện giao nộp các văn bằng.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Đại học hủy kết quả đào tạo, thu hồi bằng của ông Vương Tấn Việt

Đại học Luật Hà Nội và Đại học Hà Nội cho biết đang tiến hành các thủ tục hủy kết quả đào tạo và thu hồi văn bằng đã cấp của ông Vương Tấn Việt.

https://tienphong.vn/ngoai-ong-vuong-tan-viet-con-bao-nhieu-tien-si-rom-post1685786.tpo

Luân Dũng / Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm