Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngôi chùa cầu duyên tấp nập khách ngày đầu năm mới

Chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nơi nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên, đón một lượng đông đảo du khách đến lễ bái trong sáng mùng 1 Tết.

tap nap di le chua Ha anh 1
Chùa Hà (tên chữ là Thánh Đức tự) là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên. Không chỉ có giới trẻ, nhiều người lớn tuổi cũng đến đây thường xuyên để cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tai ương, đem đến nhiều phúc lộc trong năm mới.
tap nap di le chua Ha anh 2
Bên ngoài cổng chùa các dịch vụ bán đồ lễ sớm mở cửa phục vụ khách ngay từ đêm giao thừa.
tap nap di le chua Ha anh 3
10h ngày mùng 1 Tết, gian Chính điện của chùa đông nghịt khách. Trước đây, vào ngày này chủ yếu là các bạn trẻ đến cầu duyên thì nay du khách có mặt tại đây ở mọi lứa tuổi.
tap nap di le chua Ha anh 4
Người Hà Nội cho rằng nếu muốn cầu công danh phúc lộc thì tới Tổ đình Phúc Khánh, may mắn an khang thì đến chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, cầu hạnh phúc phải tới chùa Kim Liên, cầu tài lộc cần tìm đến Phủ Tây Hồ, cầu bình an viếng thăm chùa Trấn Quốc và cầu duyên phải tới chùa Hà.
tap nap di le chua Ha anh 5
Không chỉ các bạn trẻ chưa lập gia đình, những ông bà, bố mẹ của họ cũng đến đây cầu nguyện cho con cái mình trong năm tìm được người ưng ý để xây dựng gia đình hoặc các cặp vợ chồng được sống hạnh phúc lâu bền bên nhau.
tap nap di le chua Ha anh 6
Hàng tháng cứ đến ngày rằm, trong thời khắc giao thừa, sáng mùng 1 Tết hàng năm dòng người đổ về đây rất đông.
tap nap di le chua Ha anh 7
Đi chùa, nhiều người không quên đóng góp vào hòm công đức. Sáng nay, khu vực này liên tục có du khách xếp hàng ghi phiếu và để lại những tờ tiền mệnh giá từ 50.000-500.000 đồng. 
tap nap di le chua Ha anh 8
Trẻ nhỏ được cha mẹ cho ăn diện những bộ trang phục truyền thống đi lễ ngay từ sớm.
tap nap di le chua Ha anh 9
Nhiều thời điểm trong buổi sáng, lượng khách đổ về quá đông, ai muốn thắp hương phải giơ cao vượt đầu đi vào, tránh khói bay vào mắt người khác.
tap nap di le chua Ha anh 10
Có những người chỉ đi lễ thành tâm với nén nhang và vài đồng bạc lẻ...
tap nap di le chua Ha anh 11
... nhưng cũng có người chuẩn bị chu đáo từ vàng mã, trứng luộc, rượu, hoa...
tap nap di le chua Ha anh 12
Một vị khách mua túi muối ngoài cổng chùa mang vào đặt lên ban thờ cầu may mắn trong năm mới.
tap nap di le chua Ha anh 13
Từ lâu, đi chùa vào mùng 1 Tết đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều gia đình.
tap nap di le chua Ha anh 14
Quan niệm của họ, lễ bái đầu năm sẽ gặp may mắn trong suốt 365 ngày sau đó.
tap nap di le chua Ha anh 15
Khu vực hóa vàng luôn luôn đỏ lửa.
tap nap di le chua Ha anh 16
Một học sinh lớp 6 đi bán muối may mắn lấy tiền học thêm khá đắt hàng. Em cho biết trong vài giờ đã tiêu thụ được 30 túi (mỗi túi 10.000 đồng). 
tap nap di le chua Ha anh 17
Bé Vũ Minh Huy được bà dắt đi vãn cảnh chùa Hà lúc 11h.
tap nap di le chua Ha anh 18
Ông Vũ Trọng Hướng (84 tuổi) từ quê Nam Định ra Hà Nội ăn Tết với con cháu. Lần đầu ông được đi lễ tại chùa Hà: "Tôi đến đây để cầu sức khỏe và bình an cho năm mới".
tap nap di le chua Ha anh 19
Bên ngoài cửa, ôtô của các gia đình đi lễ xếp vòng tròn các hướng. Ngày đầu năm, người dân "được phép vi phạm" giao thông khá nhiều trên các tuyến phố ở Hà Nội.

Chùa Hà (có tên chữ là Thánh Đức tự) cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình - chùa Hà nằm trên mảnh đất trước kia thuộc huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng, thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng thường đến đây sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc. Trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm được ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thề ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ.

Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm