Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngọn đồi xe tắt máy vẫn tự leo dốc tại Ấn Độ

Không chỉ nổi tiếng với lực hút kỳ lạ, Magnetic Hill còn trở thành điểm dừng chân hoàn hảo cho những tay đua mệt mỏi khi di chuyển trên đường cao tốc.

Đường quốc lộ Leh-Kargil thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ nơi nổi tiếng có ngọn đồi "đi ngược lại định luật vật lý". Ảnh: Avinash Patel/Pexels.

Magnetic Hill (đồi Từ Tính) - ngọn đồi kỳ lạ nằm trên quốc lộ Leh-Kargil thuộc Ladakh, bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ - nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi hiện tượng "đi ngược lại với định luật vật lý".

Theo đó, tài xế chỉ cần dừng xe đúng tại điểm đánh dấu ở chân dốc và tắt máy, chiếc xe vẫn tự động di chuyển lên dốc với vận tốc khoảng 15-20km/h.

Trước kia, người dân bản địa tin rằng đây là con đường dẫn tới thiên đàng, chỉ những người xứng đáng mới tiến thẳng vào con đường leo dốc và ngược lại. Ngoài ra, do hiện tượng hút trọng lượng, có một thời gian mạng xã hội rầm rộ đưa tin máy bay khi qua khu vực này phải chuyển hướng để tránh từ tính. Giả thuyết cho rằng sức mạnh phát ra từ ngọn đồi khiến phi công phải nâng độ cao khi bay qua đây để tránh nhiễu từ.

Tuy nhiên, hiện tượng kỳ lạ, đi ngược lại với quy luật vật lý thực chất đã được các nhà khoa học lý giải.

An Do anh 1

Chân đồi được cắm một tấm biển với nội dung: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity" (tạm dịch: Đồi Từ Tính - hiện tượng thách thức trọng lực). Ảnh: iStock.

Theo Times of India, trái với niềm tin phổ biến, các nhà khoa học xác nhận đồi Từ Tính không phải là kết quả của lực từ kéo xe lên dốc, cũng không có sự bất thường từ tính nào ở khu vực đủ lớn để ảnh hưởng đến phương tiện. Thay vào đó, nó là "ảo ảnh quang học" do bố cục của cảnh quan xung quanh gây ra.

Thoạt nhìn ngọn đồi có vẻ như là một con dốc lên, nhưng thực chất lại đang đi xuống. Địa hình xung quanh tạo ra ảo giác thị giác khiến du khách có cảm giác như xe di chuyển lên dốc. Nhưng trên thực tế, chúng đang lăn xuống dốc do trọng lực đơn thuần.

Magnetic Hill nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi, tạo ra độ dốc tự nhiên. Khi quan sát cảnh quan, đường chân trời dường như bị nghiêng. Sự biến dạng thị giác này đánh lừa não bộ khiến não bộ nhận thức độ dốc xuống là độ dốc lên.

Ngoài ra, một yếu tố góp phần tạo nên ảo ảnh này là không có bất kỳ điểm tham chiếu nào. Nếu không có cây cối, tòa nhà hoặc các vật thể khác để tạo khung tham chiếu, não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác độ dốc của địa hình.

An Do anh 2

Khu vực này trở thành điểm trải nghiệm ấn tượng của du khách khi khám phá Ladakh. Ảnh: Times of India.

Dù được giới khoa học làm sáng tỏ, việc tham quan đồi Magnetic và trải nghiệm "tắt máy để xe tự leo dốc" vẫn là một trong những hoạt động hấp dẫn du khách khi khám phá Ladakh. Du khách thường thích thử nghiệm với các loại xe khác nhau và quan sát ảo ảnh từ nhiều góc độ khác nhau.

Không khó để tìm đường tới ngọn đồi. Địa điểm này nằm ở độ cao 4.200 m so với mực nước biển, chào đón khách bằng tấm biển với nội dung: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity" (Đồi Từ Tính - hiện tượng thách thức trọng lực).

Thời điểm lý tưởng đi tham quan nơi này thường từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Trong khoảng thời gian này, đường sá rất thông thoáng và thời tiết tương đối dễ chịu, giúp du khách dễ dàng chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp đầy mê hoặc của Ladakh.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Những hồ nước ngày càng 'phình to' ở Tây Tạng

Trong khi nhiều hồ nước trên thế giới đang thu hẹp do biến đổi khí hậu và sự can thiệp của con người, hồ ở cao nguyên Tây Tạng lại không ngừng mở rộng, theo Scitech Daily.

Thành phố gần như không mưa suốt 600 năm

Người dân sinh sống ở thành phố này hầu như không sử dụng đến ô, thậm chí có người còn chưa nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời của mình.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm