Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngủ trưa hơn 30 phút gây nguy cơ béo phì và bệnh huyết áp cao hơn

Các nhà nghiên cứu cho biết giấc ngủ trưa hơn 30 phút khiến chỉ số khối cơ thể, huyết áp tăng cao, gây hại cho hệ thống chuyển hóa.

Một số nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa dài làm tăng khả năng béo phì và mắc các bệnh chuyển hóa. Ảnh: Pexels.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Obesity, các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ) đã đánh giá hơn 3.000 người trưởng thành có thói quen ngủ trưa và phát hiện những người ngủ trưa từ 30 phút trở lên dễ có chỉ số khối cơ thể, huyết áp và các vấn đề tim mạch cũng như tiểu đường cao hơn.

“Không phải tất cả giấc ngủ trưa đều giống nhau. Thời lượng, tư thế ngủ và các yếu tố cụ thể khác của giấc ngủ trưa có thể có những tác động khác nhau lên sức khỏe mỗi người”, tiến sĩ Marta Garaulet, tác giả nghiên cứu cấp cao kiêm giảng viên thỉnh giảng tại khoa Giấc ngủ và Rối loạn sinh học tại Bệnh viện Brigham and Women, giải thích.

Trước đây, nhóm của bà Garaulet khám phá ra rằng người ngủ trưa có khả năng béo phì cao hơn khi thực hiện nghiên cứu tại Anh. Để kiểm chứng, nhóm của bà tiếp tục đến Tây Ban Nha, quốc gia có văn hóa ngủ trưa, để tìm hiểu.

Từ thông tin của 3.275 người trưởng thành ở vùng Murcia của Tây Ban Nha, các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu thành 3 nhóm gồm không ngủ trưa, ngủ ngắn hơn 30 phút và ngủ dài hơn 30 phút.

Kết quả cho thấy những người ngủ trưa có chỉ số khối cơ thể cao hơn và nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa hơn những người không ngủ. So với nhóm không ngủ trưa, nhóm ngủ trưa dài có số đo vòng eo, mức đường huyết lúc đói, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn.

Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận nhiều lối sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa, từ đó gây ra béo phì. Nghiên cứu cũng cho thấy giấc ngủ trưa dài cũng có thể bắt nguồn từ việc ăn tối muộn, ngủ khuya, ăn trưa nhiều, hút thuốc lá.

“Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét độ dài giấc ngủ trưa và đặt ra câu hỏi liệu những giấc ngủ ngắn có thể mang lại những lợi ích đặc biệt hay không”, ông Frank Scheer, nhà thần kinh học cấp cao kiêm giảng viên khoa Giấc ngủ và Rối loạn sinh học tại Bệnh viện Brigham and Women, cho biết.

Sau nghiên cứu này, các nhà khoa học nên tìm hiểu sâu và so sánh lợi ích của thời lượng giấc ngủ trưa, đặc biệt ở những người có thói quen như trì hoãn các bữa ăn và giấc ngủ hoặc đối với những người hút thuốc.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

FDA phê duyệt viên thuốc đầu tiên làm từ phân người

Đây là phương pháp điều trị y tế bằng phân người thứ 2 từng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm