Khi chính quyền Qatar cấm bán bia trong và xung quanh các sân vận động, Matthew Wyatt đã làm điều mà bất kỳ người hâm mộ đội tuyển Anh nào cũng sẽ làm tương tự là triển khai kế hoạch dự phòng của mình.
Mel Kenny, bạn của Matthew giải thích: “Anh ấy bị áp lực khi phải tìm ra nơi phù hợp cho hoạt động này”.
Một lựa chọn là tham khảo bản đồ rượu Qatar, đây là danh sách các địa điểm uống rượu được một người Mỹ nghĩ ra và đang lan truyền, đi ngược lại sự cấm cản của quốc gia nhỏ bé này.
Bên cạnh đó, một trang tin lá cải như Daily Star cũng chỉ ra một quán rượu nằm kín đáo bên trong khách sạn ở Doha, đây được xem như thông tin hữu ích mà Wyatt và Kenny tìm được để thỏa mãn cơn khát bia rượu trên ốc đảo sa mạc này.
Tận hưởng trận đấu khi thiếu bia rượu
Người hâm mộ của nhiều quốc gia thưởng thức bia cùng các trận bóng của họ như người Mỹ, Argentina, Đức và Mexico, về phần người Anh nó là một thứ gì đó hơn thế.
“Tôi chưa bao giờ thấy người hâm mộ Anh nào ở trạng thái tỉnh táo, rượu bia ở các trận đấu của tuyển Anh là một điều gì đó thiết yếu và luôn bắt buộc có”, Simon, cổ động viên 36 tuổi, chia sẻ.
“Nếu không thể uống rượu thì còn ý nghĩa gì?”, Brad Hirst, người hâm mộ đến từ Burnley, cách Manchester khoảng 50 km, nói.
Khi còn nằm trong vùng xanh, những người ủng hộ đội tuyển Anh cố gắng uống nhiều nhất có thể, trước khi lên đường đến sân vận động quốc tế Khalifa, nơi đội bóng Anh đối mặt tuyển Iran và vui vẻ với chiến thắng đậm 6-2 trước đối thủ. Tất cả người hâm mộ đều có cách tiếp cận riêng.
“Chúng tôi đang bổ sung nước, giống với hướng dẫn mà Đại sứ quán Anh đã gửi cho chúng tôi”, Wyatt đề cập đến nhiều chai bia rỗng và nhiều chai nước tại gian hàng của họ.
Cách đó vài bàn, Gary Douglas, 52 tuổi đang tính thời gian bằng các cốc thủy tinh. “Chúng tôi đã uống xong 6 cốc bia”.
Trong khi đó, Neil Tattersall, 43 tuổi đang xem xét để lấy thêm bia cho lần 2 với 6 cốc bia cho 3 lần.
Người hâm mộ đã có một cái nhìn rất khác cho kỳ World Cup này, khi việc cấm rượu bia diễn ra đột ngột, nhưng họ cảm thấy cần tôn trọng văn hóa quốc gia Qatar và không ngại khi phải bỏ sử dụng rượu trong khoảng thời gian thi đấu này. Dù sao, các sân vận động của Premier League hay một số nơi khác ở châu Á cũng có quy định này.
Nhưng quy định đột ngột này đã cản trở các kế hoạch trước giải đấu của họ, điều họ cảm thấy bực bội là bị tước mất cơ hội uống rượu và giao lưu gần sân vận động khi các trận đấu đang tới gần. Điều này vốn đã thành nghi thức chung trước những trận đấu.
Quy định mới ở Qatar có nghĩa là họ phải uống nhiều rượu hơn trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó là một khoảng thời gian quá dài không được uống bia, ngoại trừ nước hoặc Budweiser Zero - loại bia không cồn.
“Chúng tôi đang uống năm chai cùng một lúc thay vì tự điều chỉnh tốc độ, đó không phải là một ý kiến hay”, Hirst, 32 tuổi, thừa nhận.
Qatar có các quy định nghiêm ngặt về rượu và họ đã nới lỏng việc cho phép người hâm mộ World Cup uống rượu vào những thời điểm và địa điểm được chỉ định đặc biệt. Nhưng du khách vẫn không được phép mang rượu vào khách sạn để lén uống trước khi ra đường hay diễu hành hàng loạt qua thị trấn, tụng kinh hoặc say xỉn xúc phạm người dân từ các quốc gia khác.
Người hâm mộ đội tuyển Anh khó có thể từ bỏ những hoạt động này vì đây vốn là một phần văn hóa bóng đá của họ.
“Từ chối cho người Anh uống bia giống với việc bỏ đói một người Anh”, Kenny, 50 tuổi, cho biết.
Các khung giờ và địa điểm uống bia cố định được đưa ra dành cho người hâm mộ. Ảnh: New York Times. |
World Cup từng là buổi tiệc của bia rượu
Wyatt và Kenny những người gặp nhau khi còn là sinh viên tại Đại học Manchester nhiều năm trước đã cùng nhau tham dự 5 kỳ World Cup, bắt đầu với Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2002, bỏ lỡ Nga vào năm 2018. Những kỷ niệm đáng nhớ nhất về giải đấu xoay quanh việc uống rượu.
Tại Nhật Bản, nhà sản xuất bia Sapporo đã tổ chức một sự kiện hoành tráng, trong đó người hâm mộ có thể uống bia và ăn bao nhiêu thịt bò nướng tùy thích trong khoảng thời gian nhất định, theo ghi nhớ là 150 phút.
“Cứ tiếp tục đi mà không có tôi”, trong một điểm dừng khác của chuyến đi Kenny thậm chí không thể ra khỏi nhà ga để đến xem trận đấu giữa Anh và Thụy Điển, anh nhớ lại.
Nhưng Wyatt không chịu bỏ anh lại và đưa cho anh một thứ gì đó như sô cô la, nó đã giúp anh tỉnh lại và đến xem trận đấu, anh vẫn nhớ đó một trận hòa.
Lúc đó, trận đấu sắp bắt đầu các cổ động viên của sư tử đỏ đang trở nên náo nhiệt, một số học theo bài thánh ca tiêu chuẩn của nước Anh và lặp đi lặp lại “England”, chỉ có điều nó nghe giống như “Ing-er-land”.
Paul Farrell hóa trang thành Thánh George, vị thánh bảo trợ của nước Anh, trang phục của anh ấy gồm một chiếc áo khoác ngoài bằng vải lanh, một chiếc mũ trùm đầu bằng dây xích và một chiếc khiên đặt làm riêng, anh cho biết mình không say rượu mà chỉ là "đang cao hứng".
Khi rời đi, anh ấy bắt đầu hát một đoạn điệp khúc được nhại lại "Sẽ không có chuyện uống rượu ở Qatar" theo giai điệu của "She'll Be Coming Round the Mountain”.
Sau đó, các cổ động viên Anh rời quán bar để đến sân vận động và sự nơi đây lại được thay thế bằng các cổ động viên xứ Wales, rực rỡ trong phù hiệu rồng và người Hà Lan, tất cả đều mặc màu cam.
“Chúng tôi luôn uống rượu trước trận đấu, nhưng chúng tôi không ra ngoài để say xỉn”, Thomas Bowen, 27 tuổi, đến từ xứ Wales, cho biết.
Anh ấy tôn trọng cách tiếp cận của người Anh, một văn hóa khá ồn ào, còn với anh đó là văn hóa hát hò: “Chúng tôi chỉ thích hát”, anh nói.
Đọc gì không chết?
Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.