Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Người chăm bệnh nhân tại TP.HCM cần có xét nghiệm rRT-PCR âm tính

Theo quy định của Sở Y tế TP.HCM, bệnh nhân nhập viện cấp cứu và người nhà chăm nuôi đều phải làm xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp rRT-PCR.

Khi phải nhập viện cấp cứu, người bệnh có cần làm xét nghiệm rRT-PCR hay không? Và người chăm bệnh nếu có test nhanh âm tính có cần xét nghiệm khẳng định không?

Độc giả Thùy Linh - TP.HCM.

Sở Y tế TP.HCM

Theo Công văn số 4075/SYT-NVY mới được ban hành về vấn đề siết chặt các giải pháp đảm bảo an toàn cho bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM quy định bệnh nhân khi đến cấp cứu tại bệnh viện đều phải qua buồng cấp cứu sàng lọc, làm xét nghiệm rRT-PCR tầm soát trước khi chuyển lên các khoa nội trú.

Các bệnh viện phải bố trí buồng cách ly tạm cho người bệnh chờ kết quả rRT-PCR trước khi chuyển vào khoa nội trú.

Tất cả trường hợp có chỉ định nhập viện phải thực hiện xét nghiệm tầm soát, nếu có test nhanh vẫn phải làm xét nghiệm rRT-PCR. Trong thời gian chờ kết quả, bệnh viện phải bố trí người bệnh trong buồng cách ly tạm.

Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV cần can thiệp chuyên khoa:

- Nếu không cần cấp cứu, liên hệ chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương, đơn vị được phân công chuyên tiếp nhận các trường hợp dương tính có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm.

- Nếu tình trạng cấp cứu cần phải can thiệp ngay, bệnh viện phải sẵn sàng khu cách ly có phòng mổ hoặc phòng sinh, phòng hồi sức sau mổ, hậu sản..., và hội chẩn bệnh viện tuyến trên trước can thiệp.

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM cũng quy định người nhà nuôi bệnh phải làm xét nghiệm rRT-PCR trước khi tham gia chăm sóc bệnh nhân, không được dựa vào kết quả test nhanh âm tính.

Tính từ ngày 18/5, TP.HCM ghi nhận 459 trường hợp dương tính với nCoV được phát hiện từ nhiều bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn thành phố.

55/130 bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trường hợp F0 đến khám, chữa bệnh. Trong số đó, đa số được bệnh viện phát hiện chủ động. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế phát hiện bị động, dẫn đến sự lây lan mầm bệnh trong bệnh viện.

Hậu quả là một số bệnh viện phải phong tỏa, bao gồm Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Nam Sài Gòn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.

Hơn 450 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM được phát hiện tại bệnh viện

Do tính chất lây lan rất nhanh của biến chủng Delta, TP.HCM ghi nhận 55/130 bệnh viện có trường hợp F0 đến khám, chữa bệnh. 

Bạn có thể quan tâm