Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo khi đang làm việc ngoài đồng

Khi đang làm việc ngoài đồng, người đàn ông bất ngờ bị một con đỉa chui vào niệu đạo. Anh phải đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Đỉa có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng, tai... Ảnh: Freepik.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, vừa tiếp nhận ca bệnh hy hữu. Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân nhanh trí dùng tay ép chặt niệu đạo, ngăn đỉa tiếp tục chui sâu vào bên trong.

Ngay sau đó, anh được đưa đến bệnh viện để xử trí. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ xác định con đỉa vẫn còn mắc kẹt tại đoạn niệu đạo trước, chưa kịp đi vào bàng quang. Đây là vị trí khá hẹp, xử trí sai cách có thể dẫn đến tổn thương niệu đạo, nhiễm trùng, thậm chí chảy máu hoặc thủng ống dẫn tiểu.

Ê-kíp đã hướng dẫn bệnh nhân nới lỏng vùng bị ép để tránh gây tổn thương mô mềm, đồng thời khuyến khích anh đi tiểu tiện. Sau khoảng 15 phút, con đỉa tự động rơi ra ngoài mà không cần can thiệp xâm lấn.

Đỉa là loại động vật ký sinh thường sống ở ao, hồ, ruộng nước hoặc khe suối. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua các hốc tự nhiên như mũi, miệng, tai... nếu người lao động không có biện pháp bảo hộ phù hợp khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bẩn.

Khi chui vào cơ thể, đỉa bám chặt vào niêm mạc, hút máu liên tục khiến vùng tổn thương dễ chảy máu, viêm nhiễm, sưng tấy, gây đau đớn và có nguy cơ biến chứng nếu không xử trí kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo khi đi làm đồng, lội ruộng hoặc làm việc ở khu vực có nước đọng, bùn lầy, người dân nên mặc quần áo bảo hộ, đặc biệt là quần dài, dày, không để vùng kín tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước.

Ngoài ra, vào mùa hè, các gia đình thường đi chơi, bơi lội ở nơi có sông, suối nên cảnh giác tình trạng đỉa, vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể. Người dân tuyệt đối không uống nước tại các khe, suối.

Nếu nghi ngờ bị đỉa chui vào người, cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử lý đúng cách, tránh dùng vật cứng hoặc chất hóa học tự ý lấy ra vì có thể khiến đỉa vỡ, gây nhiễm trùng hoặc để lại dị vật trong cơ thể.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Số ca liên cầu lợn tăng vọt, bác sĩ chỉ cách ngăn ngừa

Bệnh viện Trung ương Huế đang có 14 bệnh nhân mắc liên cầu lợn. Một trong số đó đang trong tình trạng hôn mê, tiên lượng dè dặt. Trước đó, một người đã không qua khỏi.

5 thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ năm trên toàn cầu, thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi đã di căn và tiên lượng kém...

Thiếu máu thiếu sắt đe dọa sức khỏe phụ nữ thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng mức về bệnh.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm