Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông Hà Nội phải cấp cứu vì món cá ngạnh

Sau bữa ăn với bạn bè, người đàn ông phải vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu do cảm giác khó chịu vùng hầu họng.

Khi đang ăn tối với món cá ngạnh cùng bạn bè, một người đàn ông 47 tuổi, ngụ Đông Anh, Hà Nội, đột nhiên có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng, nghi bị hóc xương.

Anh đã đi kiểm tra tại phòng khám Tai Mũi Họng gần nhà nhưng không đỡ. Khi đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, anh được khám và chẩn đoán có dị vật trong hầu họng.

hoc di vat anh 1

Hình ảnh nội soi mảnh xương trong họng của người đàn ông. Ảnh: BVCC.

Hình ảnh nội soi cho thấy có mảnh xương cá găm sâu vào gốc lưỡi, niêm mạc xung quanh phù nề. Sau 15 phút, các bác sĩ đã gắp được mảnh xương cá qua nội soi bằng dụng cụ chuyên dụng, không gây chảy máu. Mảnh xương dài xấp xỉ 2,5 cm, có một đầu nhọn. Bệnh nhân sau đó cũng trở lại hoạt động bình thường.

Theo ThS.BS Nguyễn Tất Thành, khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hóc dị vật là tai nạn đường tiêu hóa thường gặp ở thực quản, dạ dày. Nếu không được xử lý kịp thời, sự cố sẽ để lại một số biến chứng như tạo ổ áp xe, chảy máu, thủng…

Khi nghi có dị vật đường tiêu hóa, người bệnh nên đến cơ sở y tế để gắp qua nội soi. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả, không đau. Người dân tuyệt đối không nên chữa hóc dị vật bằng các mẹo dân gian bởi nếu dị vật để lâu có thể gây thủng ruột, nhiễm trùng, áp xe và nguy hiểm đến tính mạng.

Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

TP.HCM ghi nhận 2 ca bệnh sởi đầu tiên trong năm

Hai bệnh nhi được phát hiện mắc bệnh sởi thông qua hệ thống giám sát sốt phát ban nghi sởi của thành phố. Cả hai trẻ chưa được tiêm vaccine.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm