Theo EBC, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mắt đau, đỏ, ngứa ngáy và tiết dịch nhiều. Nhìn bằng mắt thường, bác sĩ phát hiện phần giác mạc dày lên và có màu đục. Bác sĩ dùng kính chuyên dụng kiểm tra toàn bộ vùng mắt của ông và phát hiện ra một con giun chỉ bạch huyết có chiều dài 15 cm. Nếu bệnh nhân đến viện chậm trễ, khả năng mù mắt vĩnh viễn có thể xảy ra vì giun chỉ thâm nhập vào thủy tinh thể.
Giun chỉ trong mắt cụ ông 60 tuổi. Ảnh: EBC. |
Bệnh nhân cho biết ông hoàn toàn không biết giun chỉ xâm nhập vào mắt ông như thế nào. Bác sĩ điều trị cho biết có thể ông bị nhiễm giun chỉ qua đường muỗi đốt. Xét nghiệm máu cũng chứng tỏ sự tồn tại của giun chỉ. Bệnh nhân đang được dùng thuốc điều trị giun ký sinh theo phác đồ của bệnh viện. Dự kiến thời gian đều trị kéo dàu vài ngày đến một tuần.
Giun chỉ là loại ký sinh trùng có tên khoa học là Wuchereria Bancrofti khá phổ biến ở vùng Trung Nam Mỹ, Châu Á, Trung Phi, chủ yếu xuất hiện ở những khu vực có môi trường bẩn, bị ô nhiễm. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thường xuyên tuyên truyền vận động làm sạch môi trường sống, giảm thiểu các biến chứng bệnh do giun chỉ.
Giun chỉ thông qua đường muỗi đốt thâm nhập vào cơ thể người và ký sinh trong các hạch bạch huyết, nên nó còn có tên gọi là “giun chỉ bạch huyết”. Trường hợp cụ ông bị giun chỉ ký sinh trong mắt là rất hiếm gặp. Giun chỉ khi ký sinh trong cơ thể người thường gây ra các bệnh như “chân voi”, phì đại dương vật ở nam giới.