Hôm 21/8, chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 ra mắt chương trình "Giờ ăn vặt của Shin Yu-bin", hợp tác với vận động viên bóng bàn này. Tại Thế vận hội Paris vừa qua, những khoảnh khắc Shin ăn vặt được camera ghi lại đã lan truyền và khiến nhiều người thích thú.
OB Beer, nhà tài trợ chính thức của Thế vận hội Paris, lại chọn nhà vô địch môn đấu kiếm Oh Sang-uk, người đã giành huy chương vàng ở cả nội dung kiếm chém cá nhân và đồng đội, để quảng bá thương hiệu.
Trong khi đó, Kim Ye-ji, xạ thủ đoạt huy chương bạc ở nội dung súng ngắn hơi 10 m nữ, sẽ xuất hiện trong các quảng cáo của Louis Vuitton. Kim trở thành hiện tượng mạng trong giải đấu vừa qua nhờ phong thái lạnh lùng khi thi đấu. Cô cũng vừa ký hợp đồng với công ty quản lý nghệ sĩ Plfil, báo hiệu gia nhập làng giải trí.
Vận động viên Oh Sang-uk xuất hiện trong quảng cáo cho nhãn hiệu bia Cass. |
Theo Korea Herald, không có gì lạ khi các ngôi sao thể thao ở Hàn Quốc được mời đóng quảng cáo sau khi đạt thành tích cao tại các giải đấu quốc tế.
Một trong những ngôi sao bóng đá nổi tiếng nhất Hàn Quốc, Park Ji-sung, từng xuất hiện trong quảng cáo của Kyobo Life Insurance vào năm 2003 cùng với Guus Hiddink - cựu huấn luyện viên của tuyển Hàn Quốc. Park cũng được chọn làm người mẫu đại diện cho các sản phẩm từ bia đến thực phẩm bổ sung.
Kim Yu-na - nữ hoàng trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc - cũng trở thành gương mặt đại diện cho nhiều thương hiệu, bao gồm ngân hàng, đồ trang sức, thiết bị điện tử và nhiều thương hiệu quần áo.
Việc các thương hiệu lựa chọn gương mặt quảng bá là vận động viên thể thao cũng không làm khán giả ngạc nhiên.
"Ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thì có người thích, người không, nhưng chẳng ai ghét vận động viên Olympic cả, đặc biệt là những người giành huy chương", một nhân viên văn phòng 32 tuổi nhận xét.
Vận động viên Shin Yu-bin nổi tiếng với những khoảnh khắc ăn vặt ở Olympic. Ảnh: Yonhap. |
Nhà phê bình văn hóa đại chúng Ha Jae-geun giải thích rằng các vận động viên Olympic có sức hấp dẫn mạnh hơn những người nổi tiếng về mặt nhận diện và khả năng được yêu thích.
"Họ được công nhận bởi mọi lứa tuổi và giới tính, và không giống như những người nổi tiếng, họ không có 'antifan'. Điều này khiến họ trở thành những người mẫu rất được các công ty mong muốn".
Ha lưu ý thêm rằng đối với các vận động viên, việc xuất hiện trong các quảng cáo và trên TV không chỉ là thành công về mặt thương mại mà còn là cách để giúp môn thể thao họ chơi được phổ biến hơn.
"Các môn thể thao thường ít được chú ý ngoại trừ trong các sự kiện lớn, khi vận động viên chơi môn đó được công chúng nhớ mặt điểm tên khi xuất hiện nhiều lần thông qua quảng cáo", Ha nói.
Kim Ye-ji trở thành hiện tượng sau Olympic Paris. Ảnh: Yonhap. |
Việc cân nhắc xuất hiện trên TV và quảng cáo của vận động viên Kim Ye-ji cũng xuất phát từ mong muốn nâng cao nhận thức về môn thể thao của cô và hỗ trợ các vận động viên tương lai.
Tại cuộc họp báo được tổ chức tại Trường bắn quốc tế ở Naju, tỉnh Jeolla Nam hôm 20/8, Kim giải thích cô ký hợp đồng với một công ty quản lý giải trí để "quảng bá cho các môn thể thao ít phổ biến".
“Tôi nhận ra rằng chỉ tập trung chơi thể thao hay phá kỷ lục chưa đủ để nâng cao nhận thức của công chúng về môn bắn súng. Ngay cả khi tôi giành huy chương Olympic, tên của tôi cũng có thể nhanh chóng bị lãng quên. Với việc tôi tham gia vào các hoạt động khác, mọi người sẽ nhớ đến bắn súng nhiều hơn. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp các vận động viên tương lai được luyện tập trong môi trường tốt hơn”, Kim nói.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.