Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người đứng sau bức ảnh Dior gây tranh cãi

Nữ nhiếp ảnh gia thời trang Trần Mạn nổi tiếng với sự nghiệp hơn 15 năm và vẻ ngoài thu hút, không thua kém người mẫu.

nhiep anh gia trung quoc anh 1

Bức ảnh chụp người mẫu với làn da ngăm, mắt một mí của Dior đang trở thành chủ đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đây là "lời nói ngọt có chủ ý" đối với định kiến của phương Tây về người Trung Quốc, theo Global Times.

Bên cạnh những lời chỉ trích và yêu cầu hãng lẫn nhiếp ảnh giải thích, một số người thể hiện sự ủng hộ. Họ cho rằng người phương Tây đang đánh giá cao đặc điểm sắc tộc của người Trung Quốc thay vì chỉ tập trung vào phụ nữ trẻ, gầy, da trắng.

Điều đáng nói là bức hình này được chụp bởi Trần Mạn (Chen Man) - nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng ở đất nước tỷ dân. Tatler gọi cô là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu hiện nay.

Làm nhiếp ảnh vì muốn tiếp xúc nhiều người

Trần Mạn sinh ra trong gia đình sống tại một con hẻm truyền thống ở Bắc Kinh vào năm 1980. Cô bắt đầu học vẽ khi mới 3 tuổi và muốn khám phá những đặc điểm tạo nên con người thông qua việc vẽ chân dung. Điều này đã tạo nền tảng tốt để cô chuyển sang nhiếp ảnh trong những năm sau đó.

nhiep anh gia trung quoc anh 2

Ảnh Trần Mạn chụp cho hãng Dior gây tranh cãi. Ảnh: Piaget.

Cha cũng là người có ảnh hưởng lớn đến cô. Khi in ấn hay nhiếp ảnh chưa có, cha cô vẽ những tờ giấy quảng cáo bằng tay. Cô học vẽ, sau đó là thiết kế đồ họa và lĩnh vực đa phương tiện trước khi chọn nhiếp ảnh. Đối với Trần Mạn, nhiếp ảnh là chia sẻ giây phút, khoảnh khắc vĩnh viễn bên nhau.

Cô nói: "Sự vĩnh cửu không tồn tại về mặt vật lý. Nhưng khi cầm máy ảnh lên để chụp, tôi khao khát được đóng băng các khoảnh khắc vĩnh viễn. Tôi chọn chuyên ngành nhiếp ảnh khi học đại học vì muốn nói chuyện với mọi người, thay vì ngồi trong xưởng vẽ tranh và không tiếp xúc".

Người chứng kiến nghệ sĩ "lớn lên" trước ống kính

Trần Mạn bắt đầu nổi lên trong lĩnh vực thời trang khi làm việc tại Vision - tạp chí thời trang của Trung Quốc - vào năm 2003. Các tác phẩm nghệ thuật của cô đã thu hút sự chú ý trong giới thời trang khi thể hiện góc nhìn mới lạ. Khi chụp, cô thường không nói chuyện vì đề cao sự quan sát.

"Sự quan sát rất quan trọng vì những gì bạn nhìn thấy là thứ bạn nhận được. Nhiều người nổi tiếng được xã hội gán cho cái mác. Việc tôi cần làm là gỡ bỏ những cái mác đó và xem bản chất của người đó là gì", Trần Mạn nói về cách mình làm việc.

Cô cho rằng nhiều nhiếp ảnh gia không cần giao tiếp với những người họ chụp ảnh hay quen biết nhau. Tuy nhiên những bức ảnh họ chụp rất hài hòa và để lộ nhiều góc độc đáo.

Điều này được thể hiện qua tác phẩm mang tên "Whatever the Weather" của cô vào năm 2012. Nó được đăng trên trang bìa ấn bản đặc biệt của tạp chí thời trang iD, bao gồm 12 bức ảnh về phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc khác nhau ở Trung Quốc. Họ cho thấy nét hiện đại dù mặc trang phục truyền thống. Tác phẩm này hiện được nhắc lại khi nhiều người cho rằng nó là khởi nguồn của bức ảnh Dior gây tranh cãi.

nhiep anh gia trung quoc anh 3

Tác phẩm "Whatever the Weather" của Trần Mạn được đăng trên tạp chí iD. Ảnh: iD.

Lâu dần, những bức ảnh của Trần Mạn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Video buổi chụp của cô thu hút 150 triệu lượt xem.

Sau khi hợp tác với nhiều người nổi tiếng hàng đầu, cô nói bản thân cảm thấy mình giống phụ nữ lớn tuổi. "Bởi tôi chứng kiến ​​nhiều người nổi tiếng Trung Quốc lớn lên trước ống kính của mình", cô chia sẻ. Một trong những nhân vật cô ấn tượng nhất là Stan Lee - nhà văn, biên tập viên, nhà xuất bản và nhà sản xuất truyện tranh nổi tiếng của Mỹ.

Theo lời kể của Trần Mạn, Stan Lee không sống trong một căn hộ xa hoa. Cô chứng kiến ông ở trong một căn phòng nhỏ và kín đáo với rất nhiều bức tranh treo trên tường. Ngoài những bức chụp với Beatles, Michael Jackson hay các tổng thống Mỹ, hầu hết là ảnh của ông và vợ.

Từ đó, nữ nhiếp ảnh gia hiểu một nghệ sĩ tạo ra những giá trị thực sự và ảnh hưởng đến thế giới cũng có thể sống cuộc đời đơn giản.

Sự nghiệp 15 năm

Trần Mạn tự chia sự nghiệp nhiếp ảnh 15 năm của mình thành ba giai đoạn. Cô gọi giai đoạn đầu là "đánh bóng" vì quá tập trung vào việc thể hiện và chứng minh bản thân. Giai đoạn thứ hai là "không đánh bóng". Trong giai đoạn này, cô muốn giải thích bản thân, không phức tạp hóa mọi thứ. Giai đoạn thứ ba là "đánh bóng hay không cũng được", bởi cô chỉ tập trung vào việc thể hiện ý tưởng.

"Thư giãn và tập trung là hai từ có thể mô tả chính xác phong cách của Trần Mạn. Cô ấy thường thay đổi ý tưởng ban đầu và nghĩ ra cái khác mới mẻ hơn ngay trước khi ấn nút chụp", Hu Yuchen - nhà sản xuất quốc tế - nói với Global Times.

Nhiều người thường hỏi cô làm cách nào để duy trì chất lượng hiệu quả xuyên suốt nhiều buổi chụp. Trần Mạn cho biết đôi khi, cô phải chụp bốn trang bìa cho tạp chí mỗi ngày. Bí quyết của cô là sự bình tâm trong thời gian rảnh rỗi, phải bắt gặp những trải nghiệm cuộc sống độc đáo.

"Có rất nhiều thể loại nhiếp ảnh. Tôi chỉ thuộc một trong số đó. Tôi sẽ tiếp tục học hỏi", cô bày tỏ.

Dior bôi nhọ hình ảnh phụ nữ?

Nhà mốt Pháp nhanh chóng xóa bức ảnh chụp người mẫu với làn da ngăm, mắt một mí trên mọi nền tảng sau khi cuộc tranh cãi nổ ra.

Từ ngôi sao Disney đến nữ hoàng thảm đỏ

Ngoài nổi tiếng với sự nghiệp diễn xuất, danh tiếng của bạn gái Người Nhện cũng được biết đến nhiều hơn nhờ thời trang thảm đỏ.

Sóng gió gia tộc phía sau phim 'House of Gucci'

Gia tộc Gucci trải qua nhiều bi kịch khi những thành viên ganh ghét, hãm lại lẫn nhau, thậm chí giết người.

Dĩ An

Bạn có thể quan tâm