Tại Hà Nội: 20h (15/8 âm lịch) trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ùn ùn xe cộ của các gia đình chở theo trẻ nhỏ. Đây vốn là phố đi bộ vào dịp cuối tuần bắt đầu từ tối thứ 6 đến hết đêm chủ nhật.
|
Tuy nhiên, do hôm nay là thứ 5 nên các phương tiện vẫn được lưu thông trên tuyến đường này. |
Tại công viên Lý Thái Tổ, giới trẻ tụ tập ngay từ 19h chơi các trò trượt patin, nhảy múa. |
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục lúc 21h30. |
Đầu sư tử, một trong những đồ chơi Trung thu truyền thống lác đác xuất hiện trên phố. |
Tại khu vực phố cổ nhiều vị khách nước ngoài cũng đưa con nhỏ đi chơi Tết Trung thu Việt Nam. |
Trên phố Hàng Gà, một nhóm thanh niên tổ chức múa lân khuấy động đường phố cùng tiếng trống rộn rã. |
Nhiều người dân hòa chung niềm vui, đi bộ theo đoàn múa lân từ phố này sang phố khác. |
Phố Hàng Mã, Hàng Lược chật cứng người ngay từ 19h tối. Người bán đồ chơi bày hàng ra giữa đường cố gắng bán nốt trong đêm cuối cùng. |
Hàng Mã là con phố rực rỡ nhất thủ đô đêm trăng rằm. |
Các cặp vợ chồng cho trẻ nhỏ đi dạo thưởng ngoạn không khí Tết Trung thu Hà Nội. |
Tại một cửa hàng mặt phố, người chủ soạn sẵn mâm cúng đẹp mắt và chuẩn bị tập trung các thành viên tới phá cỗ trông trăng. |
Gần Cung thiếu nhi Hà Nội xuất hiện thanh niên hóa trang thành nhân vật Tôn Ngộ Không múa gậy thiết bảng mua vui cho trẻ nhỏ. |
Thời tiết mát mẻ, không có mây, nhiều người dễ dàng ngắm được trăng rằm tháng 8. |
Tại TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ mang theo đồ chơi Trung thu truyền thống tới phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 đón trăng rằm ngay từ chập tối. |
Những chiếc lồng đèn được nhiều trẻ em lựa chọn. |
So với Hà Nội, Sài Gòn có phần kém sôi động nhưng bản sắc Trung thu truyền thống Việt nổi trội hơn. |
Thời tiết tại TP.HCM cũng mát mẻ như ở Hà Nội, thuận lợi cho việc vui chơi phá cỗ của người dân. |
Nhiều em bé bỡ ngỡ khi được ra phố chơi ngày này và chưa hiểu Trung thu là gì. |
Một cặp đôi tranh thủ trao gửi tình cảm giữa chốn đông người trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. |